设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kèo man city vs mu】Sạch từ trang trại đến bàn ăn 正文

【kèo man city vs mu】Sạch từ trang trại đến bàn ăn

来源:88Point 编辑:Thể thao 时间:2025-01-12 20:38:09

sach tu trang trai den ban an

Sản phẩm nông sản an toàn theo chuỗi ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Bộ,ạchtừtrangtrạiđếnbànăkèo man city vs mu ngành rốt ráo

An toàn thực phẩm (ATTP) đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm lâu dài, thường xuyên của toàn xã hội. Đặc biệt, khoảng hai năm trở lại đây, vấn đề này được “xới đi xới lại” và luôn ở tình trạng nóng khi hầu hết các cấp, ngành có sự quan tâm, vào cuộc rốt ráo.

Mới đây, ngay tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương về ATTP, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh ATTP không chỉ là vấn đề giống nòi dân tộc mà còn là uy tín quốc tế của đất nước, phải làm rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý ATTP. Vấn đề bất cập xảy ra tại xã, huyện, tỉnh, thì lãnh đạo xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm, tiếp đó là lãnh đạo các ngành phải chịu trách nhiệm.

Ở cấp bộ, ngành thừa hành, điển hình là Bộ NN&PTNT, những quyết tâm trong vấn đề này được thể hiện khá rõ nét. Hai năm liên tiếp 2015, 2016 đều được Bộ NN&PTNT chọn là năm an toàn vệ sinh thực phẩm với hàng loạt hành động. Điển hình có thể kể đến như sự quyết liệt quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Thời gian qua, hàng loạt cơ sở sử dụng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị “phanh phui”, xử lý. Từ tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi xuất hiện nhan nhản khắp nơi, đến nay vấn đề cơ bản đã được kiểm soát. Sau chất cấm, việc kiểm soát sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản cũng đang có những diễn biến tích cực. Không chỉ vậy, Bộ NN&PTNT còn khá rốt ráo thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, tính tới hết tháng 9-2016, cả nước đã có 45 địa phương có mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn hoàn chỉnh với tổng số 382 chuỗi, 92 chuỗi được cấp xác nhận. Sản phẩm chính là rau, quả, chè, thịt, trứng, gạo và thủy sản các loại.

Việc chỉ ra được những địa chỉ bán sản phẩm an toàn là câu hỏi lớn suốt một thời gian dài Bộ NN&PTNT chưa có lời đáp. Tuy nhiên, 2016 cũng là năm đánh dấu một bước đột phá lớn khi lần đầu tiên vào ngày 5-5, Bộ này chính thức công bố chương trình “Địa chỉ xanh-Nông sản sạch”, nêu rõ những địa chỉ bán sản phẩm nông, lâm, thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi. Danh sách này liên tục được cập nhật suốt thời gian qua.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT khẳng định: Việc xác định các địa chỉ được căn cứ trên một số tiêu chí nhất định. Cụ thể sản phẩm của cơ sở phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đồng thời từ các cơ sở sản xuất ban đầu cho tới các cơ sở sơ chế, phân phối đều phải nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

Doanh nghiệp đồng hành

Những năm gần đây, việc ngày càng có thêm những DN lớn quan tâm đầu tư vào nông nghiệp được nhìn nhận là dấu hiệu khá tích cực khi từ trước tới nay, đây vẫn luôn được coi là lĩnh vực nhiều rủi ro. Riêng đối với vấn đề cung ứng thực phẩm an toàn, 2016 là năm đầu tiên ghi nhận sự chung tay, đồng hành rõ rệt của các DN. Bằng chứng là, ngay ngày 8-10 vừa qua, 15 DN đầu tiên là những tập đoàn, DN lớn có mạng lưới phân phối nhiều sản phẩm nông sản an toàn trong cả nước đã cùng nhau ký kết cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Đó là những cái tên khá điển như: Tập đoàn TH; Công ty rau quả sạch quốc tế FVF; Công ty VinEco (Tập đoàn Vingroup); Tập đoàn Minh Phú; Tập đoàn Dabaco… Các đơn vị cam kết sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm, công khai, minh bạch thông tin về sản phẩm và thực hiện cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Trên thực tế, suốt thời gian qua, trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận, DN luôn được xác định là “đầu tàu”, có vai trò quyết định trong phát triển chuỗi liên kết từ tổ chức sản xuất gắn với sơ chế, chế biến đến tiêu thụ, phân phối trực tiếp nông sản thực phẩm an toàn trên thị trường. Ví dụ điển hình có thể kể đến như, Tập đoàn Vingroup đã lập VinEco với số vốn 2.000 tỷ đồng với chiến lược 2 năm phấn đấu hoàn thành khoảng 300 nhà kính phát triển tập trung sản xuất rau sạch; tập trung phát triển chuỗi mặt hàng phân phối nông sản ở các vùng miền. Trong chuỗi sản phẩm về thịt lợn, gà, Tập đoàn Dabaco ở Bắc Ninh một năm sản xuất tới 45 triệu con giống, mỗi ngày 1 triệu trứng thương phẩm, có 8 siêu thị phân phối sản phẩm sạch...

Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dabaco cho hay: Tập đoàn cam kết đáp ứng nhu cầu của người dân về thực phẩm sạch với giá thành cạnh tranh nhất. DN mong muốn, thời gian tới, công tác tuyên truyền quảng bá thông tin về thực phẩm sạch, an toàn sẽ được tăng cường hơn, giúp người tiêu dùng hiểu rõ khái niệm sạch và an toàn trong tiêu dùng sản phẩm, từ đó tin dùng các sản phẩm an toàn, tăng tính cạnh tranh cho DN.

Nhìn nhận về sự vào cuộc tích cực của nhiều “đại gia” trong cung ứng thực phẩm an toàn, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá: Việc tổ chức ký kết chỉ là bước khởi đầu, dần dần sẽ nhân rộng. Động thái này kỳ vọng sẽ đem lại kết quả tích cực, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng về sản phẩm nông sản an toàn, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Còn nhiều khó khăn

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên việc hình thành, duy trì các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn theo chuỗi cũng tồn tại nhiều khó khăn. Nhìn nhận từ bình diện các địa phương, có thể thấy thời gian qua, Hà Nội là một trong những đơn vị điển hình trong xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn. Với sự tham gia của 21 tỉnh, thành phố trên cả nước, đến nay sau gần một năm thực hiện, chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho người dân Thủ đô đã thu được nhiều kết quả tích cực. Hiện, Hà Nội có khoảng 1.800 mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch của các địa phương được bày bán ở 142 điểm phân phối, với sự tham gia của 52 DN.

Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội: Khó khăn điển hình thể hiện ở chỗ, một số Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác đối với từng lĩnh vực hàng năm; chưa chủ động cung cấp thông tin nông sản, sản lượng để các cơ quan quản lý, DN của Hà Nội xây dựng kế hoạch kinh doanh trong năm, dẫn tới còn thụ động trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình chuỗi chưa có nhãn hiệu, thông tin nhận diện, gây gián đoạn cho công tác kiểm tra, giám sát theo chuỗi an toàn thực phẩm. Một số chợ đầu mối chưa đáp ứng được yêu cầu về bố trí, kết cấu, ngăn cách giữa các khu vực, các hộ kinh doanh chưa đáp ứng được các yêu cầu về trang, thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm... cũng như chưa thực hiện các quy định về yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Một số chuyên gia đưa ra đề xuất, để các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn phát triển bền vững, ổn định, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương cần nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ xây dựng chuỗi, các chính sách hỗ trợ vùng sản xuất, hỗ trợ các DN tham gia chuỗi nông sản để tạo ra sự liên kết giữa các địa phương với nhau nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có hàm lượng tri thức cao, đặc sản vùng miền đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và hội nhập quốc tế. Các chính sách phải được tập trung đều ở các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm để động viên khuyến khích kịp thời cho các tác nhân tham gia phát triển chuỗi…

热门文章

0.6215s , 7234.78125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kèo man city vs mu】Sạch từ trang trại đến bàn ăn,88Point  

sitemap

Top