【kết quả u21 tây ban nha】Doanh nhân nữ khẳng định bản lĩnh qua 2 năm Covid
60 nữ doanh nhân tiêu biểu được trao Cúp Bông hồng vàng | |
Sự tham gia của phụ nữ là động lực cho phát triển bền vững | |
Doanh nhân nữ gọi vốn ít hơn so với nam giới |
Doanh nhân nữ Lưu Thị Đào, Giám đốc Công ty cổ phần Ong miền núi. |
Chủ động trước mọi rủi ro
Mặc dù trải qua 2 năm khó khăn vì đại dịch Covid-19, nhưng điều đáng mừng là các doanh nhân nữ đều đã tìm ra được phương hướng để vượt qua.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, để ứng phó với đại dịch, doanh nghiệp đặt ra 3 chiến lược phát triển, đó là: thực chất, chủ động và tầm nhìn dài hạn. Theo đó, trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp luôn có động thái đến chỉ số đo lường, giảm tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh; dành sự quan tâm hàng đầu đến người lao động, từ đó tạo niềm tin với khách hàng…
Đặc biệt, vào thời điểm TPHCM là tâm dịch hồi năm 2021, “nữ tướng” của PNJ cho biết đã đưa ra các kịch bản ứng phó, coi trọng việc phát triển bền vững là linh hồn, giá trị cốt lõi, giá trị văn hoá doanh nghiệp. Bằng bản lĩnh của mình, bà Dung đã chèo lái “con thuyền” PNJ vượt qua khó khăn, đạt được doanh thu tương đối tốt trong nửa đầu năm 2021 để bù trừ lại cho những tháng còn lại của năm, giúp PNJ không phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
Dịch vụ hàng không ảnh hưởng nặng nề do đại dịch trong 2 năm qua. Bà Nguyễn Minh Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) chia sẻ, ban lãnh đạo công ty vẫn xác định tâm thế sẵn sàng đối diện với thách thức, chủ động nhận diện rủi ro để linh hoạt ứng phó. Bà Ngọc luôn tâm niệm, định vị thương hiệu bằng sự chuyên nghiệp, đẳng cấp và khác biệt để mang đến hành khách trong nước và quốc tế những dịch vụ thương mại sân bay tốt nhất Việt Nam.
Do đó, mặc dù khó khăn chồng chất, song công ty luôn xác định lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất, hàng đầu mà ở đó là những trách nhiệm còn quan trọng và lớn lao hơn cả là cơ hội mang lại giá trị cho người lao động cho khách hàng, người tiêu dùng...
Cũng bằng bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam, vị Giám đốc Công ty cổ phần Ong miền núi Lưu Thị Đào cho biết đã tìm tòi, đầu tư để ngày càng đưa ra nhiều sản phẩm mật ong chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Theo bà Đào, để có được thành công, công ty luôn tích cực cải tiến công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có sản phẩm sạch, chất lượng tốt hơn.
Nhờ đó, đến nay, doanh nghiệp đã trở thành một trong những đơn vị có uy tín hàng đầu về sản xuất và cung cấp các sản phẩm từ ong như mật ong, sữa ong chúa tươi, phấn hoa, tinh bột nghệ…
Dễ bị tổn thương hơn
Theo Nghị quyết về Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ, mục tiêu đặt ra là tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030. Nhưng theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên thực tế, tỷ lệ này mới chỉ đạt mức khoảng 24% vào năm 2020 và rõ ràng cần rất nhiều nỗ lực trong chặng đường dài để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng. |
Tuy nhiên, với đại đa số doanh nhân nữ, Covid-19 vẫn là một “đòn” giáng mạnh lên hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo báo cáo Chỉ số Nữ doanh nhân Mastercard năm 2020, tại Việt Nam, gần 80% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 so với khoảng 60% doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Hơn 50% doanh nghiệp do nữ làm chủ ở Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chịu tác động mạnh như lưu trú và thực phẩm, bán buôn và bán lẻ, và sản xuất. Điều này cho thấy doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dễ bị tổn thương hơn so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ.
Mặt khác, theo các chuyên gia, doanh nhân nữ phải đối mặt với nhiều rào cản ở cấp vĩ mô, trung gian và vi mô cũng như thiếu kỹ năng trong các lĩnh vực như quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài chính và các chương trình đào tạo. Ngoài ra, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ còn tồn tại nhiều thách thức như hạn chế tài chính, thiếu động lực, thiếu hiểu biết kỹ thuật số, sợ thất bại và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình…
Chính vì thế, TS. Greeni Maheshwari, giảng viên và nghiên cứu viên từ Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT cho rằng, việc hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ điều hành càng đặc biệt trở nên quan trọng cho sự phục hồi sau Covid-19.
“Trao quyền cho phụ nữ giúp gia tăng lợi ích xã hội và kinh tế, đồng thời góp phần tạo thêm nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ”, TS. Greeni Maheshwari nhận định.
Vì thế, VCCI khuyến nghị, cần hoàn thiện chính sách và pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh… để thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Về dài hạn, VCCI cho rằng cần phải xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ với các ưu tiên và biện pháp thực hiện cụ thể với sự tham gia của toàn xã hội.