当前位置:首页 > Cúp C1

【bxh cup c3】Ngân hàng Nhà nước cần thật thận trọng trong điều tiết cung tiền và tín dụng

ngan hang nha nuoc can that than trong trong dieu tiet cung tien va tin dung

Tọa đàm công bố Báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô quý 4 và cả năm 2018. Ảnh: H.A.


Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê,ânhàngNhànướccầnthậtthậntrọngtrongđiềutiếtcungtiềnvàtíndụbxh cup c3 PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết, tính chung cả năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng 7,08%, mức tăng cao nhất sau khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Theo đó, khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,03% trong năm 2018, mức tăng tương đối tích cực tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2017 (7,44%). Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ tiếp tục là ngành tăng trưởng nhanh nhất khu vực (8,51%) và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế (0,92 điểm phần trăm).

Các ngành khác như hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng đóng góp đáng kể.

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chứng kiến sự phục hồi vững chắc với những yếu tố thuận lợi từ thời tiết và thị trường thế giới. Mức tăng trưởng 3,76% là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018.

Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2018 có mức tăng khá (8,85%), cao hơn tương đối nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Đây cũng là khu vực đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng chúng của nền kinh tế.

Ngành công nghiệp chế tác với đầu tàu Samsung tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của khu vực này với mức tăng cao 12,98%.

Về lạm phát, theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, lạm phát tổng thể giảm trong quý 4, nhưng lạm phát lõi tiếp tục tăng.

Theo đó, trái với những nhận định trước đây về rủi ro lạm phát tăng cao trong quý cuối năm, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 4/2018. Việc giá năng lượng bất ngờ đảo chiều từ tháng 10 đã góp phần không nhỏ kìm hãm lạm phát. Lạm phát được duy trì dưới 4%, thậm chí là dưới 3% vào tháng 12 và tính chung cả năm, lạm phát bình quân đạt 3,54%, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Đức Thành lưu ý, diễn biến trong năm 2018 cho thấy xu hướng tăng nhẹ của lạm phát lõi. “Khởi đầu năm ở mức 1,18%, lạm phát lõi đã tăng dần và đạt mức 1,72% và 1,70% lần lượt vào tháng 11 và Mười 12. Điều này dường như phần nào thể hiện khuynh hướng vẫn nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng của Ngân hàng Nhà nước”, PGS.TS Nguyễn Đức Thành nói.

Trước diễn biến trồi sụt của giá dầu thế giới, áp lực đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới để ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát là không nhỏ, nhất là khi thuế bảo vệ môi trường đánh trên mặt hàng xăng dầu đã chính thức đi vào hiệu lực từ 1/1/2019.

Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần thật thận trọng với việc điều tiết cung tiền và tín dụng trong thời gian tới nếu không muốn lạm phát vượt khỏi kiểm soát.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa DNNN.

Đại diện VEPR nhấn mạnh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước nên đặt nhiệm vụ trọng tâm là thu gọn đầu mối quản lý, xóa bỏ các lực cản để từ đó thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, thay vì sa đà vào việc cố gắng bảo vệ và duy trì khu vực DNNN vốn dĩ không thể hoạt động hiệu quả bằng khu vực tư nhân.

Hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc nếu các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EU chính thức được thông qua. Ngoài ra, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang đặt Việt Nam trước một cơ hội lớn hiếm hoi trước xu hướng rời bỏ Trung Quốc của chuỗi cung ứng sản xuất.

“Tuy nhiên, để cơ hội trở thành hiện thực đòi hỏi rất nhiều ở việc cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước”, ông Thành nói.

分享到: