Tờ “Telegraph” của Anh cho rằng sự việc này cho thấy “trò chơi” bắt giữ điệp viên vẫn chưa có hồi kết,áonướclạnhchoquanhệkết quả canada hôm nay dù rằng Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt từ lâu và mối quan hệ giữa các cơ quan an ninh - tình báo của Nga và phương Tây chưa bao giờ tan băng. Trước đây, tình báo Xôviết từng tuyển dụng Robert Hanssen - nhân viên Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Aldrich Ames - nhân viên phản gián của CIA, làm việc cho Moscow trong suốt một thời gian dài. Năm 2001, vụ việc vỡ lở, Mỹ trục xuất 4 nhà ngoại giao Nga và yêu cầu 46 người khác phải rời khỏi nước này. Ngay lập tức, Nga đã có hành động trả đũa tương tự.
Vụ bắt giữ Fogle được coi là một chiến thắng của Tổng thống Putin trong công tác tuyên tuyền bởi vị tổng thống này thường khẳng định với người dân Nga rằng các cơ quan tình báo nước ngoài vẫn tìm cách thực hiện âm mưu chống lại vai trò lãnh đạo của ông. Rõ ràng, đằng sau vụ bắt giữ điệp viên CIA là cuộc chiến cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích giữa Nga và Mỹ trong bối cảnh cục diện thế giới có những thay đổi nhanh chóng. Cạnh tranh Nga-Mỹ không chỉ diễn ra tại những vùng đệm thuộc phạm vi ảnh hưởng địa chiến lược truyền thống của Liên Xô trước đây, mà còn mở rộng ra các khu vực có xung đột về lợi ích mà Syria là một ví dụ điển hình. Cho đến thời điểm này, Moscow vẫn kiên định quan điểm ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài. Đây chính là trở lực quan trọng đối với Mỹ và phương Tây trong nỗ lực lật đổ Tổng thống al-Assad và đưa Syria đi vào quỹ đạo ảnh hưởng của họ. Không thể phủ nhận một thực tế là Mỹ và phương Tây vẫn đang tăng cường sức ép, buộc Nga phải thỏa hiệp về lợi ích ở khu vực Trung Đông có vị trí chiến lược. Và vụ bê bối gián điệp xảy ra đúng vào thời điểm cả Nga và Mỹ đang tính toán cẩn trọng cho mỗi bước đi nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa trong các vấn đề quốc tế hiện nay. Do đó, mối quan hệ thăng trầm giữa hai nước có thể sẽ tiếp tục lâm vào tình trạng lạnh nhạt kéo dài.
Ngọc Hà