Nếu trước kia,ữnghợptcxnăngđộtỉ số trận torino hợp tác xã (HTX) phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì hiện nay đã có không ít HTX kiểu mới biết tự lực vươn lên. Dù chỉ là bước đầu, nhưng cho thấy sự năng động của kinh tế tập thể tỉnh nhà.
HTX Bình Hiếu thực hiện dịch vụ cấy lúa bằng máy giúp thành viên và nông dân giảm chi phí canh tác.
Tự lực vươn lên
HTX Nông sản sạch An Phát, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, thời gian qua đã vươn lên nhờ sự năng động của các thành viên. HTX đã chủ động tìm và tạo được mối liên kết với doanh nghiệp, xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản. Từ khi mới thành lập vào năm 2017, HTX chỉ có 9 thành viên, diện tích sản xuất 1,12ha. Loại nông sản mà HTX sản xuất chủ đạo là nấm bào ngư. Tuy nhiên, lúc này HTX cũng khó khăn vì nguồn vốn và đầu ra sản phẩm. Sau gần một năm đồng lòng hiệp lực, các thành viên của HTX đã bàn bạc và tìm ra lối đi mới theo hướng bền vững hơn. Ông Nguyễn Văn Chuyển, Giám đốc HTX Nông sản sạch An Phát, chia sẻ: “HTX có diện tích sản xuất không nhỏ nhưng sản phẩm chỉ bán nhỏ lẻ, thụ động nên hội đồng quản trị cùng các thành viên đã bàn tính làm sao mình làm chủ và quyết định được giá trị sản phẩm làm ra. Có vậy mới giúp HTX tồn tại lâu dài, thành viên khá giả, người dân trong vùng có công ăn việc làm”.
Nghĩ xong, HTX bắt tay làm ngay. Các thành viên trong Hội đồng quản trị đã tìm đến những cơ sở cung cấp meo giống, công ty tiêu thụ để liên kết, tạo chuỗi sản xuất liên tục cho nông sản. Tại đây, HTX nắm được nhu cầu thông tin của thị trường và quyết định mở rộng sản xuất thêm nấm rơm. Tất cả 2 loại nấm này đều được sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu giống đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra. Song, để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, HTX đã mạnh dạn nâng cấp quy trình sản xuất theo công nghệ hiện đại. Đó là trồng nấm rơm, nấm bào ngư trong nhà và đặt trên giàn kệ cao cách ly mặt đất và kết hợp ứng dụng hệ thống tưới, đo độ ẩm bằng máy và được điều khiển hoàn toàn tự động bằng thiết bị công nghệ. Giám đốc HTX Nông sản sạch An Phát Nguyễn Văn Chuyển cho biết thêm: “Việc ứng dụng công nghệ này giúp HTX nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là trong năm tới quy mô sản xuất của HTX nâng lên 1,5ha, vốn đầu tư 12 tỉ đồng. Từ đó, giúp việc chăm sóc, theo dõi nấm nhẹ nhàng hơn, không cần nhiều nhân công, HTX giảm được một phần chi phí sản xuất”.
HTX ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, đã sử dụng máy móc giúp nâng năng suất lúa của thành viên tăng từ 5% trở lên.
Cũng thành lập cách nay chưa lâu nhưng HTX ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, bắt đầu “cứng cáp” hơn nhờ sự năng động liên kết. Năm qua, HTX đã được hỗ trợ máy móc công nghệ mới từ tổ chức Hàn Quốc với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỉ đồng nên năng suất lúa của các thành viên tăng 5% so với bên ngoài. Lúa giống được Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời ký hợp đồng thu mua ổn định từ 5.000-5.200 đồng/kg nên hoạt động của HTX đã gặt hái được kết quả đáng kể. Chỉ sau một năm làm dịch vụ thu hoạch lúa, HTX đã thu lời được 72 triệu đồng. Số tiền này, được HTX mua thêm 1 bộ bánh xe cải tiến cho máy cày lớn để phục vụ cho hoạt động, phát triển vùng sản xuất, kinh doanh trong những vụ tiếp theo.
“Ăn nên làm ra”
Những năm qua, loại hình HTX kiểu mới đã được hình thành trong tỉnh khá nhiều. Tại phường Vĩnh Tường, từ những người sản xuất lúa thông thường đã mạnh dạn liên kết để thành lập HTX. Ông Nguyễn Văn Hiện, Giám đốc HTX Bình Hiếu, khu vực Bình Hiếu, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Chúng tôi là nông dân nên kiến thức về quản lý, hồ sơ sổ sách còn rất kém. HTX nhờ được phường, phòng kinh tế và cán bộ phụ trách địa bàn hướng dẫn nên mới hoạt động nền nếp. HTX liên kết được với Công ty Giống cây trồng Miền Nam nhận được 4 máy cấy và bắt đầu làm dịch vụ cấy thuê đem về nhiều hiệu quả trong công việc và thu nhập cho thành viên”.
Đại diện tổ chức Hàn Quốc (phải) và HTX ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, trao đổi, chia sẻ về việc sử dụng máy xới cải tiến trong sản xuất lúa.
Dù đến nay, HTX chỉ mới tròn 13 tháng tuổi nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh thấy rõ rệt. Từ số vốn điều lệ 280 triệu đồng do 10 thành viên đóng góp, nay đã tăng lên 320 triệu đồng và HTX thu hút thêm 3 thành viên mới tham gia. 3 vụ lúa qua, HTX đã cấy thuê trên 300ha lúa của bà con trong và ngoài khu vực với giá cấy 260.000 đồng/công, tiết kiệm được 2/3 chi phí so với thuê nhân công cấy tay. Ông Nguyễn Văn Thống, Phó phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, nhận định: HTX kinh doanh dịch vụ cấy máy đã giúp giải quyết được tình trạng thiếu nhân công lao động và chi phí cũng nhẹ hơn. Nếu như một người cấy lúa thì công cấy là 650.000 đồng/công nhưng mỗi ngày chỉ cấy được một công, với máy cấy thì năng suất khoảng 1ha/ngày nhưng giá chưa đến một nửa. Chính vì vậy, khi HTX ra đời đã ăn nên làm ra vì đáp ứng được nhu cầu của người canh tác lúa.
Dù chỉ mới hoạt động được hơn một năm, HTX Nông sản sạch An Phát đã tự liên kết với doanh nghiệp, mở rộng sản xuất quy mô lên gấp 10 lần.
Để hoạt động ngày càng đa dạng, nâng cao chất lượng và thu nhập, HTX đã tính tới mở rộng thêm loại hình cung ứng phân bón. Với dịch vụ này, HTX hướng đến mục tiêu là hỗ trợ kinh tế hộ gia đình phát triển, phục vụ cho bà con xã viên có đủ điều kiện sản xuất bằng cách hợp đồng với các công ty, đại lý vật tư nông nghiệp về số lượng, chủng loại vật tư. “Kinh doanh thêm dịch vụ cung ứng phân bón, HTX chỉ thu một phần lệ phí để hoạt động và hàng năm HTX trích 50% vốn mua các loại vật tư mà xã viên cần phục vụ sản xuất. Trước thời vụ 15 ngày, HTX sẽ cung ứng đủ số lượng vật tư cho xã viên đã đăng ký, còn lại sẽ mở một cửa hàng dịch vụ bán lẻ tại kho HTX. Ước tính, mỗi năm HTX sẽ cung ứng trên 50 tấn phân bón các loại cho bà con trong và ngoài xã, góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất”, ông Nguyễn Văn Hiện tiết lộ định hướng của mình.
Nấm rơm, nấm bào ngư của HTX được sản xuất sạch, tuyển lựa kỹ lưỡng trước khi đóng gói đưa đến cửa hàng tiêu thụ.
Dịch vụ vật tư nông nghiệp là loại hình rất cần thiết cho nhà nông nên hơn 3 năm qua, HTX dịch vụ và nông nghiệp Kiến Thành, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, đều mang đến nhiều lợi ích cho thành viên. Ông Huỳnh Văn Dũng, Giám đốc HTX dịch vụ và nông nghiệp Kiến Thành, cho biết: HTX đã liên kết, ký hợp đồng với công ty phân bón ở thành phố Cần Thơ để hỗ trợ cho bà con. Theo đó, công ty hỗ trợ từ đầu vụ với giá rẻ hơn so với mua ngoài đại lý cấp 1 ít nhất 20.000 đồng/bao phân. Như vậy, với 29,5ha đất sản xuất, mỗi năm HTX tiết kiệm được khoảng 15 triệu đồng tiền phân bón. Cùng với đó, lúa của bà còn được các công ty bao tiêu đặt hàng với giá ổn định là 7.000 đồng/kg. Mỗi công lúa, bà con thu lãi tăng thêm trên 1 triệu đồng so với bên ngoài và HTX lời trên 300 triệu đồng/vụ lúa Đông xuân/năm. Trúng mùa được giá chính là thành công mà HTX Dịch vụ và nông nghiệp Kiến Thành đã làm được. Đây cũng chính là thành quả nỗ lực từ sự nhạy bén, năng động của HTX đã giúp đem nhiều lợi ích chung cho thành viên, đưa đời sống bà con ngày càng khởi sắc.
Một mùa xuân nữa lại đến, khép lại một năm với những thành quả lao động đầy năng suất. Mỗi một năm đi qua, lĩnh vực kinh tế tập thể Hậu Giang lại ngày càng trưởng thành, gặt hái nhiều quả ngọt. Số lượng HTX mới thành lập của tỉnh không ít nhưng đã dần khẳng định được chất lượng, chỗ đứng. Cùng với các lĩnh vực khác, HTX đã góp phần cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng ngày một lớn mạnh...
TRÚC LINH