Người tiêu dùng ngơ ngác giữa “ma trận” nước giải khát
Kiểm tra đột xuất toàn bộ nhà máy
Ông Lê Văn Giang,ểmtrađộtxuấtnhàmáyPepsiCoViệbảng xếp hạng giải romania Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, sau khi có thông tin báo chí phản ánh về nghi ngại chất lượng nước giải khát của PepsiCo, cơ quan chức năng đã đề nghị kiểm tra 4 nhà máy của hãng này tại Bắc Ninh, TP. HCM, Đồng Nai và Cần Thơ. Đoàn kiểm tra tại Bắc Ninh (Khu công nghiệp VSIP – Phù Chẩn, huyện Từ Sơn) được thực hiện ngày 12/11 do ông Giang làm trưởng đoàn. Theo báo cáo, chi nhánh Cty sử dụng nguồn nước ngầm (nước giếng) để sản xuất sản phẩm nước uống đóng chai, 2 nguồn nước này do Khu công nghiệp VSIP cung cấp theo các chứng nhận của Bộ Tài nguyên Môi trường cấp.
Liên quan đến vấn đề ghi nhãn sản phẩm, đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra quy định về ghi nhãn 6 sản phẩm: Nước uống đóng chai Aquafina, nước giải khát có gas Pepsi dạng thủy tinh, Moutain View dạng lon nhôm, nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ, nước cam ép Twister, trà ô long nhãn hiệu Suntory Tea+ dạng chai. Ông Giang cho biết, nội dung ghi nhãn phù hợp với nhãn trong hồ sơ được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. “Về cơ bản, doanh nghiệp không sai sót gì, chúng tôi đang chờ kết quả của ba đoàn khác từ địa phương gửi lên để tổng hợp kết quả”, ông Giang nói.
Khi được hỏi về việc công khai nguồn nước trên vỏ chai, ông Giang cho biết: “Nếu những thông tin không có trong quy định, mà doanh nghiệp ghi trên nhãn, thì không được phép làm người tiêu dùng hiểu nhầm về sản phẩm. Trường hợp nếu ghi nhầm, cơ quan chức năng sẽ tuýt còi ngay và xử phạt. Thậm chí có thể thu hồi giấy phép lưu hành sản phẩm”.
Nước máy thông thường
Cuối tháng 10, Tập đoàn mẹ PepsiCo phải chính thức thừa nhận nguồn nước được sử dụng cho nhãn hiệu nước đóng chai Aquafina của họ là nước máy thông thường nhưng đã qua xử lý. PepsiCo chỉ thừa nhận do áp lực của dư luận phàn nàn về việc tiếp thị gây hiểu lầm. Giới truyền thông nước ngoài cho biết, sắp tới đây, nhãn hiệu Aquafina sẽ phải bổ sung thêm thông tin P. W. S, tức “public water source” (tạm dịch: Nguồn nước công cộng) để thừa nhận về nguồn gốc nước sử dụng trong các sản phẩm này. Ngay sau đó, PV Tiền Phong nhiều lần liên lạc với Cty con của tập đoàn này tại Việt Nam (Cty Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam - SPVB) để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, hãng này không phản hồi thông tin.
Ngày 1/11, PV liên lạc qua điện thoại với bà Chung Hương Giang, phụ trách truyền thông và đối ngoại của SPVB để làm rõ hơn thông tin liên quan đến chất lượng nguồn nước của sản phẩm đóng chai Aquafina, vị này yêu cầu gửi câu hỏi qua thư điện tử. Sau khi nhận được thư, bà Giang chuyển tiếp cho ông Cao Hoàng Nam (được giới thiệu là người phụ trách đối ngoại và truyền thông khu vực miền Bắc và miền Trung). Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bất cứ thông tin nào phản hồi từ hãng này.
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho hay: “Trường hợp trong quá trình kiểm tra phát hiện nhãn mác hàng hóa không ghi đúng hoặc ghi không trung thực về sản phẩm, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản yêu cầu cơ sở tạm dừng bán hàng liên hệ với nhà cung cấp để khắc phục, sửa chữa và nộp bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra”. Sau đó, cơ quan kiểm tra sẽ ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa và chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý thị trường xử phạt vi phạm hành chính (nếu phát hiện có hành vi vi phạm hành chính).
“Hàng hóa chỉ được phép lưu thông khi có thông báo (hàng hóa) được tiếp tục lưu thông trên thị trường. Tùy mức độ hành vi vi phạm hành chính mà cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng mức xử phạt theo Nghị định số 80 (2013) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng”, ông Linh nói.
TheoTiền Phong
Pepsi thay đổi thành phần vì đơn kiện của nữ sinh