【keo nhà cái.de】Băn khoăn phương án quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

作者:La liga 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 15:01:10 评论数:

ĐVN

ĐB Đinh Văn Nhã phát biểu tại phiên họp tổ.

Vốn nhà nước giao cho cơ quan nào quản lý

ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng,ănkhoănphươngánquảnlývốnnhànướctạidoanhnghiệkeo nhà cái.de do chưa phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu ở các Bộ, ngành và địa phương nên hoạt động của nhiều DNNN gặp khó khăn. DNNN lệ thuộc vào bộ chủ quản nên bộ can thiệp sâu vào hoạt động khiến DN khó chủ động theo qui luật thị trường. Nếu tiếp tục chế độ quản lý vốn như hiện nay sẽ khó tái cơ cấu DNNN. Vì vậy ĐB đề nghị tách các DN này khỏi Bộ chủ quản và thành lập một cơ quan quản lý vốn Nhà nước như SCIC để tạo độc lập, thuận lợi hơn cho DN.

Đồng tình với quan điểm này, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, kiểm soát vốn Nhà nước ở DN không nên giao cho Bộ, tránh vừa đá bóng vừa thổi còi. Tuy nhiên cũng không thể bỏ lỏng mà phải có một tổ chức đứng ra quản lý.

Tuy nhiên, ĐB Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) băn khoăn nếu đưa hết về một cơ quan quản lý liệu có lập ra “siêu bộ”, và lúc đó sẽ khó thực hiện chức năng quản lý vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN. Theo ĐB, các bộ vẫn phải có trách nhiệm, giám sát, kiểm soát DN này nhưng quyền về quản lý vốn các bộ chuyên môn không chi phối, như vậy mới độc lập và có quyền quản lý tốt nhất.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Hoàng Trung Hải (ĐB Thái Bình) cho biết, để không giao cho các bộ chức năng đại diện chủ sở hữu của DNNN thì công tác cải cách phải nhất quán. Hiện nay, mặc dù đã sắp xếp nhưng số lượng DNNN còn tương đối lớn.

Xu hướng là Chính phủ không giao cho bộ chức năng này. Tuy nhiên, nếu giao hết về một bộ mới hay tổng cục mới thì càng khó vì số lượng DN quá lớn. Khi đó, tác dụng quản lý không cao, vì cơ quan này không nắm rõ DN bằng các bộ đang quản lý. Vì vậy, trước hết là phải giảm số DNNN đã có, sau đó giao về cho một nơi có trách nhiệm kinh doanh, quản lý như kiểu Temasek của Singapore. Phó Thủ tướng cho biết, sau khi Luật ban hành, Chính phủ sẽ trình các phương án để xem xét.

Đề nghị quy định về trách nhiệm báo cáo trước nhân dân

Góp ý về số lượng các cơ quan bộ, ngang bộ, một số ĐB đề nghị phải quy định “cứng” trong luật về số lượng cơ quan trong Chính phủ.

Tuy nhiên, ĐB Đinh Văn Nhã (Phú Yên) cho rằng, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nên sẽ có những xáo trộn, vì vậy, quy định như trong dự thảo là hợp lý. Ví dụ, thời gian tới, Quốc hội có thể bàn vấn đề sáp nhập Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, để thực hiện được một nguyên tắc rất quan trọng trong luật này là một việc chỉ giao cho một bộ làm đầu mối. Đối với quản lý ngân sách, hiện nay đầu tư thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý chung, chi thường xuyên là do Bộ Tài chính, như vậy là không đúng với nguyên tắc trong Luật Tổ chức Chính phủ mới.

ĐB Đinh Văn Nhã và ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre) có chung quan điểm về việc bổ sung quy định về việc thực hiện trách nhiệm báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng. Theo ĐB Trần Dương Tuấn, việc này có ý nghĩa quan trọng để ổn định tình hình, nhất là khi có sự kiện tác động xấu đến đời sống của nhân dân, tình hình chung, thể hiện trách nhiệm của người lãnh đạo đối với nhân dân, làm cho nhân dân yên tâm hơn.

Bỏ HĐND cấp phường, quận: Dân được lợi

Về tổ chức bộ máy, ĐB Đỗ Thị Hoàng cho rằng nên xem xét để Đảng phải đứng cùng Nhà nước trong tổ chức bộ máy, để thực hiện lãnh đạo, để tránh cùng một cơ quan có hai bộ máy, cùng mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng thực hiện.

ĐB đề nghị với những nhiệm vụ chung thì cùng thực hiện, giám sát, trừ những nhiệm vụ riêng, nhất là với các cấp cơ sở , để giảm bớt chồng chéo và quy trình không cần thiết. ĐB nêu ví dụ như thanh tra cấp huyện, đa phần đội ngũ cán bộ đều là Đảng viên, nhưng công tác thanh tra kiểm tra khác nhau về quy trình, cách xử lý trong khi đối tượng là một.

ĐB Dương Quang Sơn cũng đề nghị vị trí bí thư cấp phường, quận, huyện nên kiêm luôn vị trí chủ tịch để tránh bộ máy cồng kềnh, trùng lắp.

Đối với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ĐB Đinh Văn Nhã ủng hộ điểm đổi mới quan trọng nhất là mô hình chính quyền địa phương. Đánh giá phương án bỏ HĐND ở cấp phường, quận là tích cực, nhưng ĐB cho rằng đổi mới vẫn chưa triệt để, nếu triệt để phải tiến tới bỏ cả HĐND huyện, chỉ là một đơn vị hành chính, là một đơn vị dự toán mà không phải là một cấp ngân sách.

Dù vậy, ĐB Đinh Văn Nhã cũng nhấn mạnh việc bỏ HĐND ở cấp phường, quận là “vừa tiết kiệm bộ máy, vừa tiết kiệm chi phí, bỏ như vậy là lợi cho dân”./.

Hoàng Yến

最近更新