【trận đấu johor dt】Ngành nông nghiệp đề xuất Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn đợt 2
>>Cấp bách đối phó với hạn hán,ànhnôngnghiệpđềxuấtChínhphủhỗtrợkinhphíchốnghạnđợtrận đấu johor dt xâm nhập mặn
>>Hơn 100.000 ha cà phê Tây Nguyên không có nước tưới do hạn hán
Theo Bộ NN&PTNT, tại khu vực Tây Nguyên, các hồ chứa thủy lợi có dung tích trữ chỉ còn 30-40% dung tích thiết kế (DTTK), nhiều hồ thấp hơn cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, Đắk Lắk có 115 hồ đã cạn nước, dự kiến cuối tháng 3 khoảng 250 hồ nhỏ sẽ cạn nước; tại Gia Lai, các hồ chứa chỉ đạt 10- 50%; tại Kon Tum, dung tích các hồ chứa chỉ đạt 30-50% DTTK, có 5 hồ đã cạn nước. Tại Đắk Nông, có 17 hồ chứa cạn nước, dự kiến sang tháng 4 khoảng 30 hồ chứa sẽ cạn nước.
Phần lớn số hồ chứa nhỏ sẽ không đủ cung cấp cho giai đoạn cuối vụ Đông Xuân (vụ Hè Thu và vụ Mùa trong thời gian mùa mưa). Các hồ chứa thủy điện có dung tích chỉ còn 30- 40%. Hồ chứa thủy điện Buôn Tua Shra bổ sung nước cho một số vùng thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông có lượng tích trữ hiện chỉ còn 356 triệu m3 (đạt 59% DTTK), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2015, do đó cần có kế hoạch điều tiết phù hợp với nhu cầu dùng nước cho hạ du.
Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng do hạn hán ở Tây Nguyên. Ảnh: VP Bộ NN&PTNT |
Bên cạnh đó, hạn nặng còn xảy ra ở những vùng chưa có công trình thủy lợi hoặc vùng có công trình thủy lợi nhỏ, vùng này chiếm tới 70% diện tích canh tác, còn diện tích được tưới trực tiếp từ công trình thủy lợi lớn chiếm khảng 30% diện tích.
Theo báo cáo của các địa phương đến thời điểm này, toàn khu vực đã có 7.108 ha lúa phải dừng sản xuất (chuyển đổi được 4.758 ha sang trồng ngô, rau đậu…). 8.403 ha lúa bị thiếu nước (2.825 ha lúa mất trắng và thiệt hại trên 70%) và 40.137 ha cà phê (3.000 ha cà phê mất trắng và thiệt hại trên 70%, 4.038 ha thiệt hại từ 30-70%) và 2.290 ha hồ tiêu.
Dự kiến, đến cuối tháng 3 nếu không có mưa, diện tích cây trồng chính bị hạn hán, thiếu nước lên tới 167.000ha, trong đó, diện tích lúa 14.600 ha, 152.760 ha cà phê bị ảnh hưởng...
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, từ nay đến tháng 6 dòng chảy trên sông suối khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm, lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 6/2016 thiếu hụt so với TBNN 30-50%. Lượng nước trong hồ chứa giảm thấp, nhiều hồ chứa sẽ hết nước; lượng nước ngầm sẽ tiếp tục suy giảm, nguy cơ hạn hán sẽ diễn ra trầm trọng hơn.
Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ 3.650 tấn gạo cho 200.900 nhân khẩu thiếu đói giáp hạt năm 2016 theo đề xuất của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk. Đồng thời xem xét hỗ trợ các địa phương kinh phí phòng chống hạn đợt 2, với tổng kinh phí 658 tỷ đồng, trong đó 5 tỉnh Tây Nguyên là 115,2 tỷ và đề xuất bổ sung của các địa phương để sửa chữa, nâng cấp 48 công trình thuỷ lợi nhỏ với tổng kinh phí là 300 tỷ đồng.
Bộ cũng kiến nghị Chính phủ bố trí vốn từ nguồn trái phiếu Chính phủ hợp phần đền bù tái định cư và kênh mương cấp dưới của dự án: KrôngPachThượng và IAmơr với tổng kinh phí 2.299 tỷ đồng; trong đó, KrôngPachThượng 904 tỷ đồng, IAmơr 1395 tỷ đồng (phần công trình đầu mối và kênh chính Bộ NN&PTNT đã và đang thực hiện).
Ngoài ra, bổ sung kế hoạch vốn trung hạn cho các địa phương: 16 công trình thuỷ lợi cấp bách để phòng chống hạn với tổng kinh phí là 16.700 tỷ đồng; bổ sung danh mục các công trình trọng điểm vào nguồn vốn trái phiếu chính phủ do Bộ NN&PTNT quản lý với tổng kinh phí là 7.600 tỷ đồng, bao gồm các dự án hồ chứa thuỷ lợi: IA thul, EArsai tỉnh Gia lai, Krông H năng, EA Hleo tỉnh Đắc Lắc, Ka Zam tỉnh Lâm Đồng.
Trước đó, Chính phủ và các bộ ngành hỗ trợ kịp thời cho các địa phương bị thiệt hại trong đó: Đắc Lắc 49 tỷ, Đắc Nông 18,6 tỷ, Gia Lai 17,9 tỷ, Lâm Đồng 14,7 tỷ, Kon Tum 15 tỷ); hỗ trợ 1.900 tấn gạo cho các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đắk Lắk.
Khánh Linh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/041d799055.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。