【bdkq h2 duc】Thái Nguyên phải trở thành địa phương mẫu mực về phát triển bền vững
作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:58:56 评论数:
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc,áiNguyênphảitrởthànhđịaphươngmẫumựcvềpháttriểnbềnvữbdkq h2 duc Thủ tướng cho rằng, nhắc đến Thái Nguyên người ta hay nhớ tới gang thép, chè Thái Nguyên và nay còn có khu công nghệ cao quy mô lớn. Vậy Thái Nguyên, “thủ đô gió ngàn”, làm thế nào để vận dụng cách mạng công nghiệp 4.0? Làm sao chè không chỉ bỏ vào bình, pha nước sôi để uống mà phải chế biến thành các dạng sản phẩm giá trị gia tăng cao? Làm sao Thái Nguyên thành trung tâm đào tạo của cả nước?
Góp ý cho Thái Nguyên, các thành viên đoàn công tác Chính phủ cho rằng, tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện nền kinh tế, cả về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ... Không chỉ nổi tiếng về sản phẩm chè, tỉnh còn là trung tâm dịch vụ lớn về giáo dục, y tế. Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, tỉnh cần rà soát lại quy hoạch để làm cơ sở cho hoạch định chính sách, thu hút đầu tư. Về nông nghiệp, với lợi thế cây chè, tỉnh cần phát triển thành đặc sản của Việt Nam. Đồng thời, tỉnh cần khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của Hồ Núi Cốc.
Báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc cho biết, sau nửa nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị qua từng năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm 2016, 2017 đạt 14%; năm 2017 đạt 12,75% (cao nhất trong vùng và cao gấp gần hai lần mức bình quân chung cả nước). Trong 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn ước đạt 9,85%.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 68 triệu đồng, gấp 1,3 lần năm 2015, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Năm 2017 thu ngân sách đạt 12.643 tỷ đồng và Thái Nguyên phấn đấu có thể tự cân đối thu - chi ngân sách trước năm 2020.
Tỉnh kiến nghị điều chỉnh lại nhiệm vụ của Hồ Núi Cốc (đã được quy định tại Quyết định số 324/QĐ-TTg năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ là: Cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, phòng chống lũ và kết hợp du lịch và nuôi trồng thủy sản) thành “Du lịch, nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ” để hỗ trợ tỉnh xây dựng Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc thành tuyến du lịch liên kết các tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Lắng nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận tỉnh không chỉ tăng trưởng cao mà thu nhập bình quân đầu người cũng tăng mạnh. Thái Nguyên còn là điểm sáng về thu hút đầu tư nước ngoài. Chương trình xây dựng nông thôn mới của “thủ đô kháng chiến” đạt kết quả ấn tượng với gần 50% số xã đạt chuẩn.
Bày tỏ vui mừng trước quyết tâm của Thái Nguyên về việc tự cân đối được ngân sách trước năm 2020, Thủ tướng tin tưởng mục tiêu này hoàn toàn khả thi và mong Thái Nguyên về đích sớm hơn, chậm nhất là vào năm 2019.
Thủ tướng đánh giá cao quy mô giáo dục đào tạo của Thái Nguyên, là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 của cả nước bởi để “giải quyết đời sống một cách căn cơ, lâu dài, bền vững thì chính là nguồn nhân lực, là nâng cao dân trí”.
Chỉ ra một số khó khăn, thách thức đối với tỉnh Thái Nguyên, Thủ tướng cho rằng, tỉnh cần tập trung nhìn nhận một cách nghiêm túc để có tầm nhìn lớn hơn, sâu rộng hơn trong phát triển để “chúng ta không những phát triển bền vững mà có bước phát triển tốc độ cao hơn”. Thái Nguyên phải trở thành địa phương mẫu mực về phát triển bền vững, cả kinh tế, xã hội và môi trường. Tỉnh cần phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp dịch vụ và sáng tạo hàng đầu ở phía bắc và cả nước với sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực dân doanh. Đặc biệt, tỉnh cần phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch, dịch vụ. “Tôi biết các đồng chí có các hình ảnh, thước phim giới thiệu Hồ Núi Cốc tuyệt vời lắm nhưng không có đường vào thì cũng chịu. Cho nên, con đường trở thành vấn đề bức xúc mà chúng ta thấy cần phải quan tâm để mở nút thắt này trong phát triển”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng cần đa dạng hóa nền kinh tế với các trụ cột: Công nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ và nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. “Chè cần phát triển theo hướng này”, Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, cần đưa chè tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, làm sao thế giới biết đến, sử dụng chè Thái Nguyên.
Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại bền vững, có độ mở cao, kết nối với các địa phương và quốc tế. Thủ tướng lấy ví dụ, Hồ Núi Cốc không chỉ phục vụ du lịch trong nước mà phải kết nối tour quan trọng, nếu chúng ta có điều kiện hạ tầng tốt. Đại học Thái Nguyên không chỉ đào tạo ở trong nước mà còn phải đào tạo quốc tế.
Hiện trên địa bàn tỉnh có khu sản xuất công nghệ cao của Samsung, Thủ tướng đề nghị tỉnh phân tích chi tiết ảnh hưởng của Samsung đối với kinh tế trong tỉnh để tìm nguyên nhân phát triển khu vực dân doanh địa phương, làm sao kết nối được với mạng lưới sản xuất của Samsung. Thủ tướng lưu ý tỉnh quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống của công nhân lao động tại các khu công nghiệp như nhà ở, giáo dục, y tế, giao thông, thiết chế công đoàn…
Đánh giá cao kết quả cải cách thủ tục hành chính của Thái Nguyên, Thủ tướng mong muốn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác này, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng chính quyền đối thoại ở mọi cấp.
Mặt khác Thái Nguyên cần chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, đây là yếu tố quan trọng, “từ người làm trong các quán ăn, nhà hàng đều cần đào tạo, các khách sạn cần được nâng cấp để thu hút du khách, để ai về Thái Nguyên cũng thấy chất lượng, sạch sẽ, vui vẻ, an toàn”.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo đối với các kiến nghị cụ thể của Thái Nguyên với tinh thần tạo mọi điều kiện cho tỉnh phát triển.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi, tặng quà ông Phạm Viết Đức, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.
Theo Chinhphu.vn