【ws wanderers – central coast】“Can thiệp sớm” ngân hàng cần sớm hơn, tránh việc tương tự SCB
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) tham gia thảo luận. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ sáu,ệpsớmngânhàngcầnsớmhơntránhviệctươngtựws wanderers – central coast chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (Dự thảo).
Mặc dù đã được chỉnh lý khá nhiều, song nhiều quy định về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém vẫn khiến đại biểu chưa thực sự yên tâm.
Liên quan đến can thiệp sớm, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhận xét, Dự thảo Luật sửa đổi quy định can thiệp sớm tương tự như ở Luật hiện hành, nhưng có bổ sung thêm một số trường hợp. Như, số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ; có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán (theo quy định tại Luật hiện hành thì trường hợp này phải kiểm soát đặc biệt).
Tuy nhiên, các quy định tại Dự thảo chủ yếu xử lý tình trạng tổ chức tín dụng đã gặp khó khăn rất rõ ràng, gây ảnh hưởng lớn đến an toàn hệ thống cần phải được hỗ trợ, mà chưa thể hiện đúng bản chất của can thiệp sớm, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận.
Cụ thể, vị đại biểu Quảng Trị nêu quy định tại Điều 156, trong các trường hợp áp dụng can thiệp sớm, ngoại trừ trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt cần phải xử lý ngay, có 4 dạng tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật hoặc hoạt động yếu kém trong thời gian dài. Gồm: không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong thời gian 6 tháng liên tục; số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chínhđã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như trường hợp Ngân hàngSCB); có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cần rà soát và làm rõ nội hàm của việc “can thiệp sớm” để đề xuất những quy định tương ứng phù hợp, như các dấu hiệu, biện pháp can thiệp sớm và trách nhiệm của các bên liên quan, ông Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm.
Việc “can thiệp sớm” theo đại biểu này cần được thực hiện ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo vi phạm trong quản trị, điều hành ngân hàng, vi phạm các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định nhưng không quá dài. Nhưng theo quy định tại Dự thảo Luật, thời gian để thực hiện quy trình thủ tục can thiệp sớm tại một số trường hợp còn khá dài. Điều này dễ gây tổn hại đến sự lành mạnh trong hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc gây nguy hại đến lợi ích của người gửi tiền hoặc khiến tổ chức tín dụng bị đánh giá là có khả năng gặp khó khăn về thanh khoản, khó khăn đối với các nghĩa vụ tài chính hoặc đang bộc lộ những rủi ro tiềm ẩn... Quan sát thực tiễn quốc tế cho thấy, việc xử lý các ngân hàng yếu kém của Mỹ, Thụy Sỹ vừa qua diễn ra rất nhanh, ông Đồng so sánh.
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), dự thảo đã có những chỉnh lý rất lớn, cần thiết, nhưng “không quan trọng lắm”. “Cốt lõi là Ngân hàng Nhà nước giám sát, quan tâm các ông chủ ngân hàng là doanh nghiệplớn hiện nay. Không để xảy ra trường hợp như ở SCB được”.
Vị đại biểu Đồng Tháp nhấn mạnh, cần phải có sự giám sát với các ông chủ ngân hàng là doanh nghiệp, nhất là các cổ đông của các ngân hàng này.
“Có khi người ta nghĩ rằng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng này không đến tay của doanh nghiệp, người vay vì vay thì rất khó khăn, nhưng ông chủ, cổ đông của các ngân hàng thì vay rất dễ dàng. Tình hình này nếu không kịp thời ngăn chặn khả năng xảy ra SCB như chơi”, ông Hòa nêu.
Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, thực tế qua vụ SCB vừa qua và thực trạng hiện nay cho thấy 3 vấn đề là sở hữu chéo, chi phối, thao túng tổ chức tín dụng đang tạo nên những rủi ro, cấp bách cần phải nhận diện để xử lý triệt để.
“Tôi cho rằng, sở hữu chéo, chi phối và thao túng ngân hàng là các thủ thuật rất tinh vi và thường là vô hình. Tuy nhiên, với đối tượng vô hình và thường xuyên biến đổi này ta lại dùng các công cụ như luật đang thiết kế như giảm tỷ lệ sở hữu cổ phẩn, giảm hạn mức cấp tính dụng và mở rộng đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ…, tức là ta đang lấy cái hữu hình để trị cái vô hình. Theo tôi là không hiệu quả”, ông An phân tích.
Vị đại biểu Đồng Nai cho rằng, điều quan trọng là phải xác định được cá nhân tổ chức nào là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng. Do đó, luật cần phải xây dựng được quy định để xác định được cá nhân, tổ chức nắm quyền chi phối, ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong hoạt động ngân hàng.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu. |
Từ đó, ông An đề nghị quy định 2 vấn đề cụ thể.
Một là, minh bạch thông tin của tất cả các cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỷ lệ sở hữu. Xác định nghĩa vụ công bố thông tin đối với cổ đông (cả tổ chức và cá nhân) và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng trên một mức cụ thể.
Bên cạnh đó, đại biểu Trịnh Xuân An kiến nghị phải kiểm soát được dòng tiền, nguồn tiền góp vốn thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng kiểm soát dữ liệu cá nhân.
“Chỗ này quy định hết sức cụ thể liên quan dòng tiền vì dòng tiền không phải tự nhiên nó có. Nó phải từ đâu đó, từ cá nhân nào đi. Vụ Vạn Thịnh Phát cho ta thấy một bài học như vậy”, ông An nêu.
Từ đó, đại biểu Đồng Nai đề nghị cân nhắc giữ quy định như hiện hành về tỷ lệ sở hữu cổ phần và giới hạn cấp tín dụng.
Theo ông, việc xác định lộ trình như đề xuất của Chính phủ cũng chưa thuyết phục và cần được đánh giá thêm. “Việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần và giảm hạn mức cấp tín dụng sẽ tạo sự xáo trộn không cần thiết và gây ra đột biến không hay với nền kinh tế”, ông An nói, cho rằng, với doanh nghiệp tốt hoàn toàn có thể cho vay với tỉ lệ cao.
Liên quan đến vấn đề đang được đề cập nhiều lần đó là câu chuyện nhờ người khác đứng tên, ông An cho rằng, việc dự thảo luật quy định cổ đông “không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật” là còn chung chung.
Trong khi đó, việc nhờ đứng tên được thấy rất rõ qua vụ SCB vừa qua. Tuy nhiên, quy định như dự thảo sẽ rất khó xử lý.
“Thế nào là góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác? Quy định này sẽ được triển khai trong thực tế như thế nào? Tôi đề nghị quy định rất cụ thể để có cơ sở, phương pháp phòng ngừa đặc biệt trước những ma trận mà ta hay gọi một cách mỹ miều là hệ sinh thái do các ông bầu, madam đứng sau các ngân hàng sau tạo dựng nên”, ông An nêu.
-
Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắpCác Trưởng đoàn dự AIPAVượt khó để không 'trễ hẹn' cao tốc BắcBộ trưởng Hồ Đức Phớc gửi Thư chúc mừng 78 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chínhĐấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9TPHCM nhiều lợi thế để trở thành trung tâm tài chính quốc tếCần thiết sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợThủ tướng Chính phủ kiểm tra thi công tuyến đường ĐôngSamsung thu hồi trên 90% điện thoại Note 7 ở Hàn Quốc, EU và MỹChứng khoán phái sinh ngày 18/12: Các hợp đồng tương lai tăng điểm nhẹ, thanh khoản giảm
下一篇:Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính tại các Bộ, ngành
- ·Sôi nổi Ngày hội Giáo dục và Khoa học
- ·Đường lại ngập !
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Sớm khắc phục “hố tử thần”
- ·Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo các nước Hoa Kỳ, Ấn Độ và Philippines
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- ·Hiệp định CEPA: Cơ hội lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
- ·Bổ nhiệm PGS, TS Nguyễn Xuân Phong giữ chức Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV
- ·Đề xuất cân nhắc quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Pháp luật về bình đẳng giới
- ·Tiếp tục đào sâu suy nghĩ, thúc đẩy tư duy đổi mới đưa Nghệ An thành tỉnh mạnh
- ·Bộ Nội vụ nói về đề xuất TP.HCM trả lương 150 triệu để thu hút nhân tài
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Xem xét xử lý kỷ luật nguyên Bí thư và Chủ tịch tỉnh Phú Yên
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó với bão số 1 năm 2023
- ·Đề xuất tăng biên độ trích lại cho cơ quan thanh tra từ khoản thu hồi nộp ngân sách
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Sắc xanh lan tỏa các thị trường châu Á
- ·Quyết toán thu ngân sách 2021 tăng 17,2% so với dự toán
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận bị đề nghị kỷ luật
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Long An đang có cơ hội, khí thế và động lực phát triển mới
- ·Kiểm soát giá gạo không để ảnh hưởng tới giá tiêu dùng trong nước
- ·TPHCM: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng gần 13%
- ·Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- ·Xuất khẩu gạo: Bình tĩnh để làm ăn lâu dài
- ·Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Tổ quốc và nhân dân mãi ghi tạc sự hy sinh của 3 chiến sĩ PCCC