【lịch thi đấu bóng đá hôm qua】Doanh nghiệp Việt tìm hướng đầu tư ra nước ngoài

Ngày 3/7,ệpViệttìmhướngđầutưranướcngoàlịch thi đấu bóng đá hôm qua tại hội thảo "Doanh nghiệp Việt tranh nguy tránh cơ như thế nào" do Group Quản trị và Khởi nghiệp tổ chức, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư ra nước ngoài.

Nhà đầu tư “còi cọc” vì thanh kiểm tra

Theo ông Doanh, doanh nghiệp ủng hộ nỗ lực cải cách mạnh mẽ của Chính phủ như cắt giảm các giấy phép không cần thiết, một năm chỉ nên kiểm tra, thanh tra một lần chứ không phải doanh nghiệp nào càng thành công thì thanh tra càng nhiều…

Tình hình thanh kiểm tra đang làm ngao ngán doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Có doanh nghiệp năm ngoái phải đón tới 45 đoàn.

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng mỗi năm họ phải tiếp hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra, thậm chí có tháng một doanh nghiệp tiếp tới 4-5 đoàn thanh tra. Đối tượng thanh tra đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Gần đây, theo ông Đệ, có doanh nghiệp ở Quảng Trị phản ánh năm 2015 họ đón tới 45 đoàn thanh tra, kiểm tra đến làm việc.

Tại hội nghị triển khai Nghị quyết 19/2016 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia gần đây, hàng loạt hiệp hội, doanh nghiệp kêu trời vì quy trình kiểm tra tại cửa khẩu tốn nhiều thời gian, chi phí.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội bông sợi Việt Nam cho biết, mỗi năm, doanh nghiệp nhập hơn một triệu tấn bông sợi, tương đương với 50.000 container.

Cục kiểm định thực vật sẽ lấy mẫu kiểm tra trung bình 35%, tương đương 18.000 container. Phí kiểm tra hiện nay là một triệu đồng/mẫu 0,5 kg.

“Riêng khoản lấy mẫu kiểm tra này, doanh nghiệp phải chi khoảng 17-18 tỷ đồng. Thời gian kiểm dịch có thể đến 7-8 ngày. Điều này gây ra gánh nặng lớn về chi phí thời gian, nhân công”, ông Sơn nói.

Rào cản từ cơ chế là chính

Theo báo cáo mới nhất về tăng trưởng và triển vọng kinh tế Việt Nam 2016 vừa được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố, được thực hiện trên 1.500 doanh nghiệp, thì có chín rào cản đến từ bên ngoài đang ngăn chặn tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong số chín rào cản đó, có năm rào cản là đến từ cơ chế và những vấn đề xuất phát từ khu vực chính sách.

Cụ thể năm rào cản đó là: chi phí đầu vào tăng, môi trường kinh doanh không ổn định, các thủ tục hành chính, quy định của Chính phủ, và khó tiếp cận các dịch vụ tài chính.

Trong số đó, rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp tư nhân đang gặp phải chính là chi phí đầu vào gia tăng, chủ yếu là giá xăng, điện nước, nhân công.

Cụ thể, có tới 61% doanh nghiệp khẳng định đây là lý do chính khiến họ rơi vào tình trạng chậm phát triển trong thời gian qua.

Theo ông Doanh, hiện tại người Thái Lan đang tràn vào Việt Nam đầu tư nhiều nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư ở Singapore, Thái Lan.

Ông cho rằng nếu môi trường đầu tư Việt Nam có nhiều thủ tục phức tạp thì các doanh nghiệp Việt sẽ sang Singapore "vì ở nước này, chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ và với 2 USD là thành lập được công ty ngay".

Trần Bích

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
下一篇:Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1