【ket qua giai nhat】Đồng bào DTTS Lộc Ninh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
NHỮNG GIÀ LÀNG TIÊU BIỂU
80 tuổi đời,ĐồngbagraveoDTTSLộcNinhgiữgigravenbảnsắcvănhoacuteadacircntộket qua giai nhat 55 năm tuổi Đảng, già làng Điểu Khé ở ấp 54, xã Lộc An từng giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBMTTQVN xã, 15 năm là Chủ tịch Hội đồng già làng... Căn nhà nhỏ của gia đình ông còn là nơi lưu giữ những “bảo vật” của đồng bào dân tộc S’tiêng từ cồng chiêng, cây nêu cúng lễ đến những chiếc nồi đồng, bầu đựng nước vẫn được vợ chồng ông sử dụng hằng ngày để nhớ về cội nguồn văn hóa thiêng liêng...
Ông Điểu Khé nói: “Trước đây, người S’tiêng ở Bình Phước cũng như các DTTS Tây Nguyên sống du canh, du cư. Theo đó, mùa rẫy tỉa bắp, lúa ở ven rừng này nhưng mùa sau lại đi qua bìa rừng khác tỉa vì đất không còn màu. Tiếng cồng chiêng là hiệu lệnh bà con trong sóc tập hợp nghe già làng thông báo, triển khai các điều luật của làng. Cồng chiêng còn âm vang trong các lễ hội, cúng lễ của làng để cầu mưa thuận gió hòa... Già làng Điểu Khé luôn giáo dục con cháu phải biết quý trọng, giữ gìn “báu vật” thiêng liêng của dân tộc và có trách nhiệm truyền lại cho các thế hệ kế tiếp.
Lễ hội xuống đồng được tổ chức ở xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh
Nhắc đến già làng Lâm Bắc ở ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Phạm Hữu Hiến khen ngợi: “Ông Lâm Bắc là thành viên của Bảo tàng tỉnh trong phục dựng các lễ hội và tập tục cưới hỏi của người Khơme. Ông nói rành tiếng Kinh, am hiểu văn hóa dân tộc Khơme và biết chắt lọc nét đẹp để bảo tồn, phát triển trong cộng đồng theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đối với những tập tục cổ hủ, ông khuyên bà con nên bỏ để hòa nhập cuộc sống hiện nay. Già làng Lâm Bắc chính là nhân tố sống động của nét đẹp văn hóa Khơme Đông Nam bộ...”. Theo đó, Lộc Khánh là địa bàn được Bảo tàng tỉnh chọn phục dựng các lễ hội phá bàu, xuống đồng.
Hiện nay, huyện Lộc Ninh có 62 vị được công nhận là người có uy tín, già làng tiêu biểu trong đồng bào DTTS. Các già làng ở Lộc Ninh đã và đang phát huy vai trò trong phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS; là gương sáng giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển, hội nhập.
PHÁT HUY NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN TỘC
Lộc Khánh có chùa Sóc Lớn là trung tâm hành hương của Phật giáo Nam tông khu vực miền Nam với khoảng 10.000 lượt tín đồ hành hương/năm. Hiện nay, Lộc Khánh đang khởi động dự án du lịch cộng đồng. Già làng Lâm Bắc là thành viên chủ chốt dạy lớp trẻ các bài hát trong lễ cúng, cưới hỏi và nghề truyền thống đan gùi. Ngày nay, tại các lễ hội dân tộc Khơme như phá bàu, xuống đồng được tổ chức hằng năm, già làng Lâm Bắc đều đứng ra làm chủ lễ cúng bái, điều hành lễ của Hội đồng già làng.
Đội trưởng đội văn nghệ DTTS xã Lộc Khánh Lâm X Nóc tự hào: “Đội có 32 thành viên là thanh thiếu niên, được trang bị các đạo cụ dân tộc như trống X dăm, đàn ngũ âm..., đều được cấp chứng nhận nghệ nhân vào năm 2018. Đội được chọn biểu diễn trong các ngày lễ hội của huyện, tỉnh; giao lưu văn hóa các DTTS toàn quốc”.
Anh Điểu Thành, con trai già làng Điểu Khé, chia sẻ: Bộ cồng chiêng được cha mua bằng 1 con trâu và 1 con bò từ mấy chục năm trước. Đó là “báu vật” văn hóa dân tộc, nay được cha tin tưởng giao mình giữ gìn và phát huy. Mình đã vận động, tập hợp đội cồng chiêng gồm 16 thanh thiếu niên và 8 người trung niên tham gia luyện tập 8 buổi tối/tháng. Đội văn nghệ cồng chiêng của xã Lộc An tham gia tất cả lễ hội văn hóa - thể thao cấp huyện, tỉnh.
Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Lộc Ninh có phòng trưng bày, lưu giữ văn hóa các dân tộc. Hiệu trưởng Phạm Ngọc Trâm cho hay: “Việc đem nhạc ngũ âm vào trường học có nhiều thuận lợi bởi được sự ủng hộ của chính quyền, lãnh đạo ngành giáo dục và học sinh rất yêu thích. Trường tổ chức dạy các em chơi nhạc ngũ âm từ lớp 6. Từ tiếp thu kiến thức ở trường và tình yêu văn hóa, văn nghệ trong các em, hy vọng tương lai không xa sẽ có nhiều thanh niên Lộc Ninh biết chơi nhạc ngũ âm, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc Khơme”.
Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Phạm Hữu Hiến cho biết: Lễ hội phá bàu, xuống đồng của đồng bào Khơme được Bảo tàng tỉnh phối hợp các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc và chính quyền địa phương phục dựng tại xã Lộc Khánh, nay đã đi vào thực tiễn. Hằng năm, các lễ hội này được tổ chức tại Lộc Khánh thu hút hàng ngàn người dân ở các xã trên địa bàn huyện tham dự. Theo đó, nhiều xã tập trung đông đồng bào DTTS sinh sống như Thiện Hưng (Bù Đốp), Phước Minh (Bù Gia Mập)... cũng tổ chức lễ hội cúng mừng lúa mới, xuống đồng để “truyền lửa” văn hóa dân tộc cho thế hệ con cháu.
Phương Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Hà Tĩnh hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi điểm kinh doanh hải sản an toàn
- ·Bé trai cầm ô nhảy từ tầng 26 xuống đất nghi học theo phim hoạt hình
- ·Toà nhà 12 tầng cho người đã khuất, giá cao nhất là 3 triệu USD
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Ngành nông nghiệp đề xuất Chính phủ hỗ trợ kinh phí chống hạn đợt 2
- ·Chủ quán trà 'múa nước sôi' tráng cốc suốt 10 năm nhờ câu nói của vị bác sĩ
- ·Nhà N3 Nguyễn Công Trứ (Hà Nội): Vì đâu người dân vẫn chưa nhận nhà?
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Con trai nghe vợ chiếm sổ đỏ, mẹ già 80 tuổi xót xa đâm đơn kiện
- ·Long An sees positive socio
- ·Chứng khoán chờ tiền?
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý triệt để vi phạm trên cao tốc Nội Bài
- ·3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Hà Nội cam kết đảm bảo cung cấp đủ điện trong mùa hè 2016
- ·Quảng Ninh: Tất cả đã sẵn sàng cho ngày bầu cử
- ·Bình chọn những điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Ông Trump kể lại trải nghiệm 'suýt chết' và lý giải hành động vung nắm đấm lên trời