当前位置:首页 > La liga > 【nhận định girona】Huế trên hồn gỗ

【nhận định girona】Huế trên hồn gỗ

2025-01-08 17:08:00 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Hội tụ tinh hoa

Ông Trần Đình Hằng  - Phân viện Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế - cho rằng,ếtrênhồngỗnhận định girona giá trị của hoành phi, câu đối không chỉ là đồ tự khí bằng mộc phục vụ thờ cúng tổ tiên, mà còn mang hàm ý sâu sắc, truyền dặn con cháu ghi nhớ cội nguồn, răn dạy hiếu thuận, công đức, khát vọng hưng thịnh.

Anh Lê Công Việt được biết tiếng với nhiều công trình chạm khắc hoành phi, cặp đối, bức phong để trang trí nơi không gian thờ tự

Khẳng định đất Huế tuy không phải là cái nôi của nghề chạm khắc mộc mỹ nghệ, nhưng theo ông Hằng, đây là kinh đô hội tụ các bậc nhân tài phục vụ cho chốn cung nội của hoàng gia, triều đình nhà Nguyễn và để lại những điển chế tinh hoa, bộ thức vô giá của nghệ thuật mộc mỹ nghệ, trong đó có hoành phi, câu đối. Thời đó, ngoài tốp thợ cao được đưa vào cung phục vụ trong Doanh Thiện ty (Mộc thương), còn có nhóm thợ có tay nghề giỏi không kém (là người thân, học trò của họ được đưa đến phục vụ cho những hoàng thân quốc thích, quan lại) và họ tỏa đi các nơi. Từ đó, những hậu duệ, con cháu theo nghề hoành phi, câu đối, sơn son thếp vàng được sản sinh, lưu truyền cho đến hôm nay.

Nghề chạm khắc giờ đây có mặt nhiều nơi trong tỉnh. Theo sử sách ghi lại, làng nghề Mỹ Xuyên (Phong Hoà, Phong Điền) chính là nơi lưu dấu ông tổ của nghề gắn liền với tên tuổi những lão nghệ nhân chạm khắc gỗ lão luyện tài hoa như cụ Nguyễn Duệ, cụ Nguyễn Trâm, cụ Lê Độ Túy…; từ đó được truyền nghề lại cho bao thế hệ.

Dù đã khuất bóng, song nhiều người vẫn còn gợi nhắc tên tuổi cố nghệ nhân Phan Thế Huề - “Bàn tay vàng” trong nghề điêu khắc gỗ truyền thống xứ Huế ở làng Phò An, xã Phú Dương (Phú Vang); cố Nghệ nhân dân gian Lê Hoành Khánh, làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa (Phong Điền) và nhiều tên tuổi bậc thầy trong nghề chạm khắc của vùng đất kinh kỳ để lại giá trị văn hóa không thể đong đếm, tinh hoa được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Trong căn nhà nhỏ ở làng Phò An (Phú Dương), anh Phan Thế Lâm, người con duy nhất nối nghiệp cố nghệ nhân Phan Thế Huề vẫn vang lên tiếng đục tiếng gõ quen thuộc gần 40 năm nay. Nhiều sản phẩm chính tay anh Lâm điêu khắc được thờ tự ở các nhà thờ họ ở Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Phú Thuận (Phú Vang). Mới đây, bức hoành phi “Cội nguồn tổ Việt” xuất sang Mỹ được anh dày công chạm trổ, sơn thếp vàng đã nhận được nhiều lời khen tụng của đồng hương xa xứ. Với một người gần 40 năm nối nghiệp cha truyền, đó chỉ là niềm vui nho nhỏ trong vô số các công trình quy mô đã thực hiện.

Anh Lê Công Việt, thợ điêu khắc có thâm niên hơn 30 năm ở làng nghề điêu khắc mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, Phong Hòa (Phong Điền) đã lưu lại dấu ấn qua nhiều công trình ở vùng đất Thừa Thiên, Quảng Trị, miền Tây Nam bộ. Công trình đầu tiên đánh dấu bước ngoặc theo đuổi con đường chạm khắc mỹ tự của anh Lê Công Việt là những bộ hoành phi, câu đối, các bức long môn ở chùa Từ Đàm - Huế được làm vào năm 2001. Không nhớ xuể, anh chỉ kể thêm một số công trình đang được trưng thờ ở nhà thờ danh tướng Nguyễn Tri Phương (Phong Chương, Phong Điền), nhà thờ họ Hồ Xuân (Phong An), Phạm Bá (Phong Bình). Xa hơn có chánh điện rộng hơn 2.000m2 ở Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), chánh điện ở Long An.

Niềm hoài cổ không nguôi

Anh Lê Công Việt chia sẻ: “Để làm nên bức hoành phi, cặp đối, công đoạn quan trọng nhất đó là vẽ mẫu thức trên gỗ. Người vẽ mẫu thức được xem như kiến trúc sư trưởng trong kíp thợ điêu khắc, là người tạo nền để phóng tác lên họa đồ và chạm trực tiếp trên bản gỗ. Nếu tay thợ nào không thể tự mình vẽ thức mà phải đi cậy nhờ người khác sẽ vô cùng bất tiện, thụ động. Đẳng cấp của người thợ chạm trổ hoành phi, câu đối hơn nhau chính ở khâu quan trọng này. Công đoạn tách tỉa được xem quan trọng bậc thứ. Khâu này yêu cầu tay thợ phải khéo léo, sáng tạo để sản phẩm ra hồn, có thần khí. Những công đoạn khác như: chạy nền, đục, gọt, nạo cũng phải chú tâm, vì chỉ cần “sai một li đi một dặm”, đền gỗ như chơi”.

Anh Phan Thế Lâm vẫn miệt mài với nghề điêu khắc, sơn thếp dòng sản phẩm thờ tự

Nghề này cần người thợ chịu khó, chạm trổ tỷ mẩn, cầu kỳ mới ra được đường nét có hồn, sống động. Đây cũng là điều làm nên sự khác biệt về độ tinh xảo, thần khí giữa mỗi bức hoành phi, câu đối. Điều mà những người đang theo giữ và truyền dạy nghề lạc quan và có niềm tin là lòng thành kính tổ tông không bao giờ nguôi trong tâm thức mỗi người con xứ Huế. Nhất là khi những người vốn sống hoài cổ, những người làm ăn xa xứ, thành đạt nhớ về cội nguồn đang rất coi trọng loại hình nghệ thuật độc đáo của đồ tự khí; trong đó nổi bật nhất là bộ hoành phi, câu đối.

Khá lặng lẽ như mạch ngầm trong dòng chảy của nghệ thuật văn hóa truyền thống của con người Huế nên khi nghiên cứu để xác lập tính chính danh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế, trong đó có cả đồ tự khí, theo ông Trần Đình Hằng, cần có chiến lược dị biệt hóa sản phẩm. Sản phẩm mộc mỹ nghệ hội tụ nét tinh xảo, công phu tuyệt đỉnh của hệ thống quan xưởng của kinh đô Huế, vốn được vận hành khắt khe, thống nhất cả nước. Để tinh hoa nghệ thuật này được lưu dấu và trở thành “thượng phẩm”, có thể thí điểm tái hiện thành một trung tâm sản xuất, phục chế, trao đổi, tiêu thụ cùng với những ngành nghề thủ công mỹ nghệ cung đình thời Nguyễn ngay trong không gian Đại Nội và gắn liền yếu tố “Ngự”, “Đại Nội” trong từng sản phẩm.

Bài, ảnh: Hoài Thương

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读