【số liệu thống kê về yokohama fc gặp nagoya grampus】231 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, Trung Quốc áp đảo
Trái cây nhập khẩu tăng nhanh, xuất khẩu đuối sức | |
Gần 7.800 tấn thịt lợn nhập khẩu qua cảng Hải Phòng | |
Tỉnh ủy Cao Bằng: Thuốc lá lá nhập khẩu đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách |
Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường lớn trong tổng kim ngạch cả nước tính hết tháng 11. Biểu đồ: T.Bình. |
36 nhóm “tỷ USD”
Theo thông tin sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 11, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 21,34 tỷ USD, giảm 4,6% về số tương đối, tương ứng giảm 1,03 tỷ USD so với tháng 10 trước đó.
Các mặt hàng có trị giá giảm như: Điện thoại các loại và linh kiện giảm 296 triệu USD; sắt thép các loại giảm 184 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 104 triệu USD; than các loại giảm 87 triệu USD...
Tính đến hết tháng 11, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 230,71 tỷ USD. Trong đó, có tới 36 nhóm hàng chủ lực đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm gần 90% trong tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Với kết quả trên, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2019 cao hơn 14,38 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018.
Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,72 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,21 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,44 tỷ USD; than các loại tăng 1,21 tỷ USD; dầu thô tăng 912 triệu USD…
Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một số nhóm hàng giảm mạnh như: Xăng dầu các loại giảm 1,85 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,04 tỷ USD; kim lọai thường và sản phẩm giảm 887 triệu USD; lúa mì giảm 471 triệu USD…
Đáng chú ý, trong gần 231 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu của cả nước riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến gần 30% với tổng kim ngạch đạt 68,55 tỷ USD.
Ở khu vực châu Á, Việt Nam còn nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay khối ASEAN với tỷ trọng kim ngạch lần lượt là: 18,7%; 7,7%; 12,7%.
Tính chung riêng thị trường châu Á chiếm tới 80,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Trung Quốc áp đảo thế nào?
Như đề cập ở trên, riêng Trung Quốc chiếm tới gần 30% kim ngạch nhập khẩu cả nước và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Nhìn vào “rổ” thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan có thể thấy Trung Quốc có mặt ở hầu hết các nhóm hàng.
Điển hình như trong 5 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch “chục tỷ USD”, Trung Quốc đầu chiếm giữ vị trí số một hoặc số hai về kim ngạch.
Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 47,05 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Hàn Quốc giữ vị trí là thị trường nhập khẩu số một với trị giá 15,8 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi Trung Quốc đứng thứ hai với với 11,09 tỷ USD, tăng 49,2%.
Trong 33,14 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm tới 13,36 tỷ USD, đứng vị trí số một.
Ở nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày), trong tổng kim ngạch 22,15 tỷ USD, Trung Quốc chiếm đến 10,5 tỷ USD là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Với nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với trị giá lên đến 3,58 tỷ USD trong tổng kim ngạch 14,15 tỷ USD nhập khẩu của cả nước.
Ở nhóm hàng “chục tỷ USD thứ năm” là điện thoại các loại và linh kiện, Trung Quốc với kim ngạch tới 6,98 tỷ USD cũng đứng vị trí thứ nhất (cả nước nhập 13,37 tỷ USD).
Như vậy, có tới 4/5 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị trường cung cấp lớn nhất là Trung Quốc.