Chính trường Ukraine nhận liên tiếp tin xấu TheìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàtrận monchengladbacho tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên báoNgười Lao Động, các quan chức hàng đầu thuộc Bộ Nội vụ và Bộ Phát triển Kinh tế - Thương mại Ukraine liên tiếp nộp đơn từ chức cũng như bị miễn nhiệm khiến chính trường nước này thêm chao đảo. Hôm 14-5, đơn xin từ chức của Thứ trưởng Nội vụ Ukraine Serhiy Chebotar được công bố trên trang web chính thức của Bộ Nội vụ. Bộ trưởng Lương thực và Chính sách Nông nghiệp Oleksiy Pavlenko cùng Bộ trưởng Chính sách Xã hội Pavlo Rozenko đã xác nhận thông tin trên sau cuộc họp nội các hôm 15-5. Lý do ông Chebotar từ chức không được nhắc tới. Trong khi đó, Bộ Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine cũng vừa miễn nhiệm cố vấn Sasha Borovik – người được đề cử vào chức vụ thứ trưởng bộ này hồi tháng 2-2015. Trong 3 tháng qua, ông Borovik chỉ giữ vai trò cố vấn mà không được cất nhắc làm thứ trưởng. Ông chịu trách nhiệm sắp xếp một hội nghị các nhà tài trợ ở Ukraine. Tình hình Ukraine mới nhất cho biết chính trường Ukraine nhận liên tiếp tin xấuTrả lời phỏng vấn đài phát thanh Svoboda hôm 15-5, ông Borovik cho biết mình bị “sa thải” do mâu thuẫn với Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk. Theo UNIAN, Tổng thống Petro Poroshenko hồi tháng 3 ký quyết định trao lại quyền công dân cho Borovik vì trước đó ông bị mất quốc tịch Ukraine. Cũng trong ngày 15-5, Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã đăng ký dự luật miễn nhiệm Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov. Một thành viên của Quốc hội tên Borislav Beryoza cho biết dự luật này được khởi xướng nhằm phòng ngừa và đấu tranh với nạn tham nhũng. Trường hợp của Bộ trưởng Avakov sẽ được xem xét tại phiên họp của Rada vào ngày 14-5 tới. Lý do khiến ông Avakov bị Quốc hội đưa vào tầm ngắm là vì ông không cách chức Thứ trưởng Nội vụ Sergey Chebotar – người dính líu tới vụ bê bối đất đai gần ngôi làng Lesniki và hành hung phóng viên của kênh truyền hình Zik. EU "nhùng nhằng" không muốn tự do thương mại với Ukraine Theo Infonet, hôm 14/5, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk cho biết Kiev không chấp nhận việc "Hiệp ước hợp tác" với EU bao gồm thỏa thuận tự do thương mại toàn diện, bị trì hoãn thêm dù Nga gây sức ép lớn. "Thỏa thuận hợp tác tự do thương mại sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/1//2016", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Yatsenyuk phát biểu trong cuộc họp nội các. Cũng theo ông Yatsenyuk, Ukraine đã sẵn sàng chuẩn bị tiến hành thỏa thuận thông qua chương trình cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp. "Chúng tôi đang cố gắng nâng cao chất lượng các mặt hàng nông phẩm nhằm đáp ứng theo tiêu chuẩn của châu Âu. Đây là lời cam kết trong khuôn khổ thỏa thuận thương mại tự do của chúng tôi", Thủ tướng Yatsenyuk nói. Một khu chợ ở Ukraine Hồi tháng 6/2014, "Hiệp ước hợp tác" nhằm gỡ bỏ hàng rào thuế quan cho khoảng 90% mặt hàng giao thương giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đã được ký kết. Tuy nhiên, vào tháng 9/2014, 28 thành viên trong EU đã quyết định trì hoãn thi hành thỏa thuận này tới ngày 31/12/2015. EU cho rằng họ cần thêm thời gian để thảo luận "về những vấn đề có thể xuất hiện" khi mà mối quan hệ giữa Kiev và Moscow đang ngày càng căng thẳng. Về phía mình, Nga cảnh báo rằng thỏa thuận giữa Ukraine – EU sẽ khiến hàng hóa của EU ngập tràn thị trường Nga thông qua Ukraine mà không phải chịu mức thuế nhập khẩu bởi Kiev và Moscow đã ký kết thỏa thuận tự do thương mại trong "Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập" (CIS). Hồi tuần trước, đại sứ Nga tại EU, ông Vladimir Chizov cũng đã đề nghị giới lãnh đạo trong khối trì hoãn thi hành thỏa thuận thương mại với Ukraine vì những vấn đề tranh cãi chưa được giải quyết triệt để. Tổng thống Ukraine thề “chiến đấu tới giọt máu cuối cùng” Theo Tiền Phong Online, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cáo buộc gia tăng sự hiện diện quân sự ở miền Đông Ukraine. Ông khẳng định Ukraine sẽ chiến đấu chống lại “sự xâm lược của Nga” tới “giọt máu cuối cùng”. Hãng tin Sputnik News của Nga đưa tin, ngày 14/5, ông Poroshenko đưa ra lời khẳng định trên trong buổi trả lời phỏng vấn đài truyền hình ZDF của Đức. Ông cho biết, Nga đã triển khai khoảng 11.000 binh lính ở miền Đông Ukraine, đồng thời nghi ngờ nước này có thể giúp phe ly khai ở khu vực và tạo ra “cầu nối” tới bán đảo Crimea. Tuyên bố của ông Poroshenko ngay lập tức đã gặp phản ứng gay gắt của Moscow. Ngày 14/5, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết: “Những lời buộc tội [của ông Poroshenko] vô căn cứ và mơ hồ này sẽ không bao giờ dẫn đến một kết quả tích cực”. Cũng trong buổi phỏng vấn, ông Poroshenko chỉ trích thỏa thuận Minsk và gọi nó là một thỏa thuận “hòa bình giả”, không đảm bảo bất kỳ an ninh nào cho đất nước của ông. Tổng thống Ukraine thề 'chiến đấu tới giọt máu cuối cùng' Trong khi đó, các đối tác của ông, Pháp và Đức lại coi Minsk có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì an ninh ở châu Âu và là lực chọn tốt nhất để vượt qua cuộc khủng hoảng Ukraine hiện tại. Tổng thống Poroshenko cũng so sánh tình hình hiện tại với chiến tranh Thế chiến II. Ông cho hay, khác biệt duy nhất là các mối đe dọa không đến từ phương Tây, mà đến từ phương Đông. Ông tuyên bố có khoảng 11.000 binh sỹ Nga đang hiện diện ở Ukraine. “Chúng tôi sẽ chiến đấu vì đất nước cho tới giọt máu cuối cùng”, ông tuyên bố. Tuy nhiên, nhiều người Ukraine không ủng hộ tinh thần hiếu chiến của vị Tổng thống. Theo tờ Sputnik News, khảo sát gần đây, 95% nam giới trong độ tuổi lao động ở Kiev trốn tránh nghĩa vụ quân sự bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp từ hối lộ đến chạy trốn sang các nước khác. Kiev đã nhiều lần cáo buộc Moscow hỗ trợ phe ly khai ở miền Đông Ukraine và khiến tình hình căng thẳng ở đây leo thang song Moscow luôn cực lực bác bỏ. Trang Mạc (T/h) Những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 9/5/2015 |