【nhan dinh bong da keo nha cai】Trở lại Dớn Hàng Gòn
(CMO) Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng trong ký ức của những người còn sống sót vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau cái ngày khủng khiếp ấy. “Vào đêm mùng 10, rạng sáng ngày 11/9 âm lịch năm 1969, trong trận càn “nhổ cỏ U Minh”, cùng lúc nhiều máy bay giặc dội hàng tấn bom xuống tuyến kênh Dớn Hàng Gòn chiều dài hơn 2 km, đã làm hàng trăm người bị thương và 65 người thiệt mạng, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Có gia đình thiệt mạng đến 5 người, trong số đó có người không tìm được xác. Sau trận thảm sát ấy, người dân nơi đây càng nung nấu ý chí căm thù, đứng lên đánh Mỹ nguỵ, giành độc lập”, ông Trịnh Văn Kịch, người dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn (xã Khánh Lâm, huyện U Minh) kể lại.
Chỉ tay về hướng cánh đồng lúa vàng, ông Trịnh Văn Kịch tự hào: "Trên mảnh đất bơm cày, đạn xới ngày nào, nay là những vườn cây ăn trái trĩu quả nằm xen kẽ với ruộng lúa 2 vụ, cùng với nhiều mô hình chăn nuôi mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Từ lúc giải phóng cho đến nay, người dân nơi đây luôn hướng về phía trước, đi đầu trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.
Ông Cao Minh Ðặng, Trưởng ban Nhân dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn, cho biết, ấp có 237 hộ dân, với trên 350 ha đất sản xuất nông nghiệp đều nằm trong vùng quy hoạch ngọt hoá của huyện U Minh. Những năm qua, người dân đã đẩy mạnh phát triển nhiều mô hình sản xuất như: cải tạo vườn tạp trồng cây ăn trái, nuôi cá đồng và làm lúa 2 vụ trong năm. Thu nhập của người dân không ngừng tăng, toàn ấp chỉ còn 3 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo; tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên gần 70%. Các công trình công cộng như: điện, đường, trường học, trạm y tế… được đầu tư xây dựng. Trên 98% hộ dân nơi đây đã có điện thắp sáng, mua sắm được phương tiện nghe nhìn và xe máy đi lại.
Ông Ðặng cho biết thêm, với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, tuyến đường Ấp 3 nối liền Ấp 2 có chiều dài trên 4 km trải dài theo tuyến kênh đã được bê-tông hoá phẳng lì, thuận lợi trong việc đi lại, học hành của người dân và con em điạ phương. An ninh trật tự được đảm bảo, không có nạn trộm cắp, đá gà, số đề.
Người dân Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. |
Là người gắn bó với xã Khánh Lâm từ những ngày đầu thành lập, ông Ðặng Văn Việt (Ấp 3, kênh Dớn Hàng Gòn) rất đỗi vui mừng trước sự đổi thay của quê hương. Theo ông, chưa bao giờ kết cấu hạ tầng phát triển mạnh như hiện nay. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đặc biệt là từ khi thực hiện chương xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn đang đổi thay từng ngày.
“Dịch Covid-19 đang bùng phát, người dân nơi đây chấp hành tốt việc thực hiện giãn cách xã hội và phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế”, ông Việt nói.
Lướt xe máy trên tuyến đường bê-tông, qua những thửa ruộng, mảnh vườn xanh mướt và những ngôi nhà tường mọc lên san sát sau những cánh đồng lúa, vườn trái cây sai quả, chúng tôi đến tham quan vườn táo của ông Bùi Thanh Dũng ở Ấp 3. Ông Dũng cho biết, để phá thế độc canh cây lúa, gia đình ông chuyển 5 công đất ruộng sang trồng táo. So với nhiều loại cây trồng khác, cây táo dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, giá trị kinh tế cao, lại không lo đầu ra, thu hoạch bao nhiêu, người dân trong ấp tiêu thụ bấy nhiêu. Ông Dũng đang tính toán mở rộng diện tích, chăm sóc vườn táo theo hướng hữu cơ để mọi người đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm.
Ðể giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương và tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong vụ thảm sát của giặc năm xưa, vào ngày 11/9 âm lịch hàng năm, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tổ chức mâm cơm cúng những người đã mất và họp mặt con em địa phương ôn lại truyền thống kiên cường của cha ông.
Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm Lê Thanh Mãi nhận định: “So với nhiều ấp trong khu vực, bà con ở Ấp 3, tuyến kênh Dớn Hàng Gòn giờ nhiều người khấm khá. Những gia đình là nạn nhân trong vụ thảm sát của bom Mỹ năm xưa hầu hết đều có cuộc sống ổn định và không ngừng vươn lên. Mục tiêu phấn đấu của địa phương là không chỉ giảm nghèo, mà phải vươn lên để đời sống người dân đạt mức khá, giàu”.
Theo ông Mãi, khi gỡ được những nút thắt về mô hình sản xuất, nguồn vốn sản xuất, kiến thức khoa học kỹ thuật, đời sống người dân nơi đây không ngừng khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng/năm. Hiện Khánh Lâm đã đạt 15/19 tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm.
Ðứng dưới chân bia tưởng niệm những người đã khuất, chúng tôi cảm thấy thiêng liêng biết bao những đổi thay ở một vùng đất bơm cày, đạn xới chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh. Qua những trang sử, lời kể của những người còn sống sót trong trận dội bom năm nào của giặc, chúng tôi càng khâm phục ý chí kiên cường bám giữ từng tấc đất của người dân Dớn Hàng Gòn./.
Trung Ðỉnh - Hoàng Vũ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- ·Phân khúc bất động sản nào sẽ “làm chủ” trong thời gian tới?
- ·Phường An Phú (TP.Thuận An): Tập trung thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản
- ·Đồng Nai phấn đấu vì hạnh phúc của mỗi người dân
- ·Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Vietjet đề xuất tài trợ quy hoạch điều chỉnh Cảng hàng không Tuy Hòa
- ·Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
- ·Xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng: Ra quân thực hiện 4 tuyến đường hoa
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Chính phủ thông qua Đề nghị sớm đưa Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi
- ·Nhà đầu tư tay ngang chấp nhận mất tiền tỉ để thoát hàng
- ·Kịch bản thị trường bất động sản rơi vào 'đáy' như giai đoạn 10 năm trước là khó xảy ra
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Hải Phòng tìm nhà đầu tư cho khu nhà ở xã hội với quy mô hơn 5.800 tỷ đồng
- ·Phường Tân Phước Khánh, TP.Tân Uyên: Phát động “Ngày thứ bảy xanh” tại các khu phố
- ·Trong khó khăn, khơi dậy khát vọng vươn lên mạnh mẽ
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Quốc hội chia sẻ sâu sắc mất mát to lớn của miền Trung