当前位置:首页 > Thể thao > 【vdqg dan mach】Tìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch

【vdqg dan mach】Tìm hướng bảo tồn gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch

2025-01-10 10:41:31 [La liga] 来源:88Point

PGS. TS Đặng Văn Bài,ìmhướngbảotồngốmPhướcTíchgắnvớipháttriểndulịvdqg dan mach Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đã khẳng định như thế khi bàn về vai trò cộng đồng trong chiến lược bảo tồn di sản văn hóa tại hội thảo diễn ra sáng 18/3 tại làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Không gian trưng bày các sản phẩm gốm Phước Tích 

Hồi sinh nhưng cũng lắm trăn trở

Bàn về chủ đề “Nghiên cứu phục hồi nghề thủ công truyền thống gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch bền vững”, nhiều chuyên gia đã nhìn nhận và phân tích khá kỹ về giá trị sản phẩm của gốm được làm ra từ ngôi làng cổ bên bờ Ô Lâu.

Những năm gần đây, nghề gốm truyền thống của làng cổ Phước Tích đã được hồi sinh với việc lò gốm “đỏ lửa”, nhiều sản phẩm được tung ra thị trường, trở thành một điểm dừng chân trải nghiệm du khách gần xa. Thế nhưng việc vừa bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm gốm Phước Tích gắn với phát triển du lịch luôn được đặt ra với những trăn trở sao cho người dân sống được với nghề, giữ được nghề.

Trong hai thập niên được “hồi sinh”, gốm Phước Tích dù chưa tạo được sức cạnh tranh mạnh mẽ nhưng ít nhiều đã đem lại một phần thu nhập cho một bộ phận thợ thủ công thuộc thế hệ mới. Thế hệ mới ở đây theo TS. Nguyễn Thị Tâm Hạnh (Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế), chính là những người vừa được truyền thụ kỹ thuật nghề truyền thống, vừa có điều kiện tiếp cận công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới và nắm bắt được xu hướng của thị trường.

Bên cạnh bán được sản phẩm, việc hồi sinh lò gốm còn góp phần tạo nên hấp lực để phát triển du lịch cộng đồng, tạo được doanh thu tăng lên hàng năm. “Hoạt động bảo vệ, khôi phục và phát huy nghề gốm đã giúp người dân xích lại gần nhau, tạo nên được tiếng nói… Nhờ thế thương hiệu gốm Phước Tích được nhiều người biết đến”, TS. Tâm Hạnh khẳng định.

Dù được phục hồi nhưng hoạt động sản xuất gốm của Phước Tích vẫn luôn đối mặt với rất nhiều khó khăn khi lao động theo nghề này càng vơi dần theo thời gian. Đến thời điểm hiện tại, có chưa tới 20 lao động làm nghề, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu ký gửi, phục vụ du lịch, trưng bày lễ hội, trang trí ở trong địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận nên chưa vươn tới những thị trường tiềm năng.

Gốm Phước Tích theo TS. Trần Đình Hằng, có những nét riêng độc đáo, đặc trưng. Từ nền tảng phổ biến đồ gia dụng, người Phước Tích đã có vinh dự được tiến cung om - nồi đất nấu cơm cho hoàng đế, hoàng gia qua lệ cung tiến Om Ngự trước năm 1945. Từ tính chất bình dân phổ biến, sản phẩm gốm đất nung Phước Tích đã từng bước được tinh tế, sang trọng hóa theo đúng điển chế khắt khe của triều đình nhà Nguyễn, để từ dân gian, om được chính thức bước vào chốn cung nội.

Về kỹ thuật thì có sự kế thừa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để mang lại sức sống cho nghề gốm và các sản phẩm gốm Phước Tích. Việc cử lớp thợ trẻ ra học nghề tại Bát Tràng trước đây cần được nhìn nhận dưới khía cạnh tích cực như vậy là một hướng tiếp cận đa dạng và linh hoạt. Hơn nữa, cần tiếp tục đẩy mạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực theo cả hai hướng là cử người đi học tại các trường chuyên nghiệp, các làng gốm nổi danh trong ngoài nước và mời gọi, mở lớp đào tạo ngay tại làng, bao gồm cả việc tiếp cận kỹ thuật tráng men và nhất là kỹ thuật, nghệ thuật đồ họa ở các trường mỹ thuật công nghiệp.

Vừa là di sản, vừa là tiềm năng ngành công nghiệp

Theo TS. Hằng, không thể trông chờ vào một cơ quan văn hóa hay du lịch nào khác, mà chủ thể phải chính là người dân hiện sống tại làng, có sự hậu thuẫn của hội đồng hương Phước Tích các nơi sẽ tác động hỗ tương, nhiều chiều để tiếp tục kế thừa và phát triển ngọn lửa truyền thống đặc trưng đó.

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Một nghệ nhân vẽ trang trí lên gốm Phước Tích 

Hiện nay, với số lượng nhân khẩu ít ỏi, lại đa phần cao niên thì nhu cầu và khát vọng phát triển nghề gốm Phước Tích gắn liền phát triển du lịch dịch vụ thực sự không đơn giản. Một khi chủ thể di sản là cộng đồng người dân Phước Tích chưa mặn mà với việc đó thì mọi sự đầu tư của nhà nước hay các tổ chức bên ngoài xã hội đưa đến, chưa chắc đã nhận được sự đồng tình một cách thuyết phục.

Vấn đề này liên quan đến mô hình điều hành và quản lý, vì thế TS. Hằng cho rằng, có lẽ đã đến lúc chính quyền cần nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại mô hình, mức độ quản lý di sản một cách hài hòa, phù hợp. Làm sao phải mang lại hiệu quả thiết thức theo hướng hài hòa với người dân với tư cách là chủ sở hữu di sản, cả trên phương diện trách nhiệm lẫn quyền lợi, cả trong vấn đề trùng tu tôn tạo di sản cũng như dịch vụ khai thác du lịch.

Ở góc nhìn của mình, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng, muốn phục hồi làm sống lại một làng nghề truyền thống có nguy cơ bị mai một đòi hỏi phải có một cơ chế đặc thù và một nhận thức mới về di sản văn hóa làng nghề thủ công truyền thống.

Với làng làng nghề truyền thống Phước Tích, cần tiếp cận với tư cách vừa là di sản văn hóa làng, đồng thời lại là thành tố/tiềm năng cho phát triển ngành công nghiệp văn hoá ở địa phương.

Để làm được điều đó, có thể hỏi từ cách tiếp cận của người Hàn Quốc khi họ quan niệm về nghề thủ công truyền thống. Đó là ngành công nghiệp nhỏ, thủ công và sử dụng nhiều lao động; ngành công nghiệp mang bản sắc dân tộc với truyền thống và lịch sử riêng; ngành công nghiệp có tính kết nối liên ngành cao đến các bộ phận khác nhau, đặc biệt là liên quan đến nông nghiệp, du lịch, thiết kế;  ngành công nghiệp văn hoá, tỷ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống văn hoá của người đương thời, đang tăng nhanh về nhu cầu.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读