游客发表
发帖时间:2025-01-10 10:40:52
Tác phẩm “Bình” của nhà điêu khắc Phạm Bảo Sơn. |
Khi đến Đan Mạch,ệthuậttrongkhônggiancôngcộcác trận đấu ngoại hạng anh tối nay hẳn là bạn sẽ mong được chụp hình với tượng nàng tiên cá xinh đẹp trên bến cảng Copenhagen giống như bạn nhất định muốn ghé thăm tháp Effiel hoành tráng trên công viên Champ de Marne, Paris. Vốn vẫn nghĩ rằng đó là tác phẩm nghệ thuật đã trở thành biểu tượng tiêu biểu của những vùng đất nơi bạn đến, nhất định phải “check in”. Quả đúng vậy, nhưng trước hết, khi được sinh ra, nó là một tác phẩm nghệ thuật.
Không gian công cộng thật phong phú về quy mô và hình thức. Từ những quảng trường lịch sử Ba Đình, quảng trường Nhà hát Thành phố - Cách mạng Tháng Tám Hà Nội, những không gian mở thân thiện như “ngã tư quốc tế” Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến Hà Nội, đến những khoảng sân đình, cổng làng tại nhiều vùng thôn quê nước ta. Trong những không gian công cộng ấy, nghệ thuật công cộng góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa, cộng đồng xã hội có cơ hội thưởng lãm và trải nghiệm.
Từ lâu, nghệ thuật công cộng đã là một phần của phát triển văn hóa. Các dự ánquy hoạch của nhiều đô thị lớn nhỏ, những kiến trúc sư, những nhà quy hoạch đều dành cho tác phẩm nghệ thuật những vị trí ưu ái nhất định trong quy hoạch không gian công cộng. Bởi lẽ, sự có mặt của một tác phẩm nghệ thuật sẽ thổi hồn, làm không gian công cộng trở nên sống động, ở nhiều phương diện.
Khác với các bảo tàng, các phòng trưng bày chính quy vẫn thường được nhiều nhà phê bình đề cao và rất ít khi họ nhắc về những công trình kiến trúc, những bức tượng đã lên màu thời gian được đặt ở quảng trường – một trong những hình thái của không gian công cộng. Tuy nhiên, so với việc ngại ngùng bước vào một nơi trưng bày tác phẩm nghệ thuật, công chúng thường thích thú và vui vẻ hơn với việc được thấy, được chạm vào những tác phẩm nghệ thuật - có thể được đúc, chạm khắc, xây cất, lắp ráp hoặc sơn phết… trong không gian mở, như quảng trường, đài phun nước, vườn hoa, thậm chí là ngay trên các vỉa hè, nắp cống. Một trải nghiệm khi được ngắm nhìn cái đẹp hiện hữu ngay trong đời sống.
Tác phẩm “Mây mùa hạ”của nhà điêu khắc Vũ Bình Minh. |
Các không gian công cộng được bố trí để luôn tạo cơ hội cho xã hội tương tác giao lưu: đó là những sân chơi cho trẻ em, những bề mặt được phép grafiti cho những người yêu hội họa đại chúng hay các khoảng trống cho phép các nghệ sĩ đường phố biểu diễn và cho phép mọi người thưởng thức… tất cả là nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng “bộc lộ” mình, thỏa mãn nhu cầu cao nhất được “thể hiện” bản thân và nhận được sự tán thưởng, ngưỡng vọng từ người khác.
Và, tác phẩm nghệ thuật công cộng là một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất mà người nghệ sĩ có thể cảm thấy tự hào vì mình đã đóng góp được gì đó cho xã hội, cộng đồng. Việc đưa một tác phẩm ra trước đám đông là một lời ngợi khen hoàn hảo cho họ. Đồng thời, đó cũng là một cách mà công chúng có thể tiếp cận với nghệ thuật một cách dễ dàng. Một nghiên cứu thực hiện với 43.000 người tại 43 thành phố cho thấy “vẻ đẹp của các địa điểm công cộng như công viên nghệ thuật hay khu vực trồng cây xanh” quan trọng hơn cả chất lượng giáo dục hay sự an toàn. Khi cái đẹp được đưa tới tận tay công chúng cũng là khi xã hội có được một bước tiến lớn, mang lại cho cộng đồng niềm hy vọng.
Với những ước vọng như thế, các kiến trúc sư của Flamingo ấp ủ ý tưởng đưa nghệ thuật âm nhạc và tạo hình vào trong quy hoạch không gian công cộng để nghệ thuật đến gần công chúng. Vùng đất này không nhiều những kiến trúc đồ sộ, những sân bê tông lớn, thay vào đó là những biệt thự xinh xắn chìm trong khung cảnh mênh mang đồi cỏ, vườn cây, rừng thông, mặt nước hồ… một không gian xanh đòi hỏi sự tương tác của tác phẩm nghệ thuật. Cứ thế, khởi đầu từ đam mê lãng mạn đến kiên trì thực hiện, tổ chức từ năm 2015, đến thời điểm này Chương trình Art in the Forest thường niên đã đi qua 3 mùa. Nhiều không gian mở, nhiều cảnh quan rộng đã được xây dựng.
Trên bối cảnh ấy, sáng tác nghệ thuật là công việc tiếp theo của các nghệ sỹ trong chương trình. Các tác phẩm mang dấu ấn cả nhân của từng nghệ sĩ, có giá trị về thị giác, biến không gian công cộng trở thành không gian trưng bày nghệ thuật đương đại ngoài trời. Không gian kiến trúc đã đậm chất nghệ thuật, cái riêng của nghệ sĩ hòa chung cảm nhận của công chúng và cảnh quan kiến trúc tươi đẹp. Tại đây, các tác phẩm nghệ thuật được thể hiện rất đa dạng về quy mô, chất liệu, hình khối, điêu khắc kim loại, gỗ, đá, tổng hợp đến hội họa rất cá tính trong các kiến trúc tre lá, lắp dựng trên bãi cỏ, chênh vênh sườn đồi dốc, bập bềnh mặt nước… Thậm chí các container công nghiệp đủ loại dung tích cũng biến đổi màu sắc thành những tác phẩm nghệ thuật đồng điệu với thiên nhiên. Vẻ đẹp có hiệu ứng lan tỏa. Thành quả của chương trình đã thu hút cộng đồng cư dân, được người dân xung quanh vùng Vĩnh Phúc, Hà Nội và từ nhiều đia phương xa rất hào hứng đón nhận.
Nghệ thuật không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan Flamingo Đại Lải mà còn tạo nên tính cách của địa điểm, nơi chốn mà nó hiện diện. Tất cả những tác phẩm nghệ thuật công cộng cũng góp phần làm nên sự năng động trong đời sống tinh thần của khu du lịch nghỉ dưỡng: trở thành niềm tự hào của anh chị em kiến trúc sư, kích thích sáng tạo cho nghệ sĩ. Và hơn hết là cung cấp những trải nghiệm đầy ý nghĩa về văn hóa và thẩm mỹ cho cộng đồng xã hội. Để kết thúc, xin được dẫn lời của Nghệ sỹ Leanne Burden Seidel: “…Nghệ thuật trong không gian công cộng làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều nơi. Nó có thể gửi các thông điệp quan trọng đến cộng đồng, làm cho mọi người ý thức hơn về môi trường và cho họ thấy nó theo một cách khác. Đây là một sự kính trọng đối với các nghệ sĩ tạo dựng cho tất cả mọi người xem…”.
(*) GĐ TT Quy hoạch-Kiến trúc Flamingo Group
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接