Dư luận từng chấn động khi cuộc thi Miss Earth bị phanh phui chuyện mua giải; "bà trùm" cuộc thi này đưa ra cái giá cho vương miện là 4 triệu USD.
Vương miện hoa hậu là ước mơ,ươngmiệnhoahậuđượcngãgiábằngtiềlịch thi đấu bóng đá bỉ khao khát mãnh liệt của hàng triệu cô gái khắp thế giới, theo Channel News Asia. Họ đầu tư cả tuổi thanh xuân, công sức, tiền bạc để rèn luyện và phấn đấu trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình tại cuộc thi sắc đẹp.
Tuy nhiên, có một sự thật xấu xí rằng không phải đấu trường nào cũng công nhận vẻ đẹp ngoại hình và trí tuệ của phụ nữ. Nói rõ hơn, đôi lúc nó thực tế là cuộc chơi của những người có tiền, có quyền.
Vì như vậy nên câu chuyện dàn xếp kết quả, mua bán giải thưởng tồn tại đằng sau cánh cửa đóng kín đã không khiến nhiều người bất ngờ.
4 triệu USD đổi lấy vương miện quốc tế
Năm 2012, dư luận chấn động khi Miss Earth (Hoa hậu Trái Đất) bị phanh phui sự thật mua giải. Phóng viên tờ Komsomolskaya Pravda của Nga đã giả danh khách hàng để thương lượng với Lorraine Schuck, Chủ tịch Miss Earth, về chuyện "đi cửa sau". Và cái giá bà này đưa ra cho vương miện là 4 triệu USD.
Hình ảnh thanh sạch, giá trị cao đẹp hướng tới môi trường cũng như uy tín của cuộc thi bị nhấn chìm trong tích tắc. Từ đây, Global Beautiesđã xóa Miss Earth khỏi hệ thống Grand Slam (những cuộc thi hoa hậu uy tín nhất thế giới).
Trải qua hơn 20 năm tổ chức, Miss Earth dính phốt thiên vị khi có tới 4 đại diện chủ nhà Philippines đăng quang. Đáng nói, các cô gái chiến thắng không được đánh giá cao nhan sắc, ứng xử chưa thuyết phục. Khán giả luôn đặt nghi vấn dàn xếp đối với kết quả gây tranh cãi này.
Karen Ibasco - đại diện Philippines lên ngôi Miss Earth 2017 - bị "ném đá" tơi tả nhất ở phút đăng quang. Missosologyghi nhận số đông khán giả chỉ trích ban tổ chức ưu ái cô quá lộ liễu.