【kèo uruguay】Chuyển đổi số trong đào tạo nghề
Ứng dụng công nghệ số trong đào tạo ở trường nghề |
Hội nhập cách mạng 4.0
Việc đưa ra các giải pháp thực hiện trong hoạt động GDNN cho các nhóm đối tượng khác nhau nhằm thúc đẩy chất lượng và số lượng lao động trên địa bàn tỉnh hết sức quan trọng. Nhằm thúc đẩy hoạt động GDNN để giải quyết việc làm cho lao động và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030 cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp chuyển đổi số cho GDNN được xác định đóng vai trò quan trọng trong tình hình hội nhập và sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo nghiên cứu và đề xuất của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, trước hết cần xây dựng nền tảng số trong dạy học. Trong đó, một học sinh/sinh viên được cấp 1 tài khoản học tập cho đến khi hoàn thành chương trình đào tạo, gồm ID truy nhập và hệ thống email, truy cập các hệ thống tài nguyên khác theo quy định. Tương tự cho giáo viên/cán bộ quản lý/các bên liên quan để tác nghiệp trên một hệ thống thống nhất. Đồng thời, xây dựng hệ thống mạng xã hội riêng/công cộng để tương tác giữa các bên liên quan, trong đó tập trung tương tác giữa giáo viên/học sinh, giữa nhà trường/phụ huynh/xã hội.
Các cơ sở GDNN cũng nên sử dụng nền tảng giảng dạy trực tuyến (MOOC). Chẳng hạn như Microsoft Office 365 dành cho giáo dục để sử dụng làm nền tảng đào tạo trực tuyến chính: học liệu/nền tảng đào tạo/đánh giá và tương tác nội bộ. Có thể kết hợp các nền tảng trực tuyến/giải pháp hỗ trợ khác để có thể sử dụng; xây dựng học liệu để học tập và giảng dạy và tích hợp trên môi trường học tập/nền tảng học tập số (LMS).
Xây dựng trường học thông minh
Từ nền tảng tích hợp ba trụ cột trên, các trường xây dựng mô hình "Trường học thông minh" (THTM) theo mô hình trường học tiên tiến, THTM tạo cơ hội và điều kiện để nhà trường tăng cường năng lực thích ứng, phát triển cân bằng trước những biến đổi nhanh chóng của xã hội nói chung; tăng khả năng sáng tạo, tính linh hoạt của nội dung chương trình giảng dạy dựa trên nền tảng số.
Việc ứng dụng công nghệ thông minh cho GDNN ở các trường đào tạo nghề đã định hình lại cảnh quan giáo dục bằng cách chuyển đổi nội dung và phương thức tiếp nhận, cung cấp học tập cũng như cách thức hướng dẫn, hỗ trợ, tổ chức, quản lý nhà trường. Với phương thức xây dựng THTM thích ứng với công tác chuyển đổi số tại địa phương hướng đến trường học sáng tạo và kết nối, thân thiện với môi trường sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.
Hiện nay, GDNN trên địa bàn tỉnh đang được sắp xếp, sáp nhập và phân tầng theo các nhóm chất lượng cao, đào tạo diện rộng và đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 - 2025 và tầm nhìn 2030 của tỉnh. Chương trình đào tạo chất lượng cao (theo cấp quốc gia và quốc tế như ASEAN-4) cũng đang được các trường nghề như Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế, Trường cao đẳng Du lịch Huế... tích cực xây dựng và áp dụng để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển các nhóm: công nghệ thông tin và công nghệ, dịch vụ và du lịch, y tế và lĩnh vực công nghệ nông nghiệp...
Để thực hiện thành công mô hình THTM theo nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, cần tập trung vào việc cung cấp và mở rộng học tập trực tuyến; sử dụng công nghệ biến đổi để cung cấp các hướng dẫn phù hợp với khả năng và nhu cầu cụ thể của từng học sinh; kết nối mọi trường học với băng thông rộng, tốc độ cao bằng cách sử dụng các tiến bộ và ứng dụng công nghệ; mở rộng kết nối lớp học với các nguồn mở ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, phương pháp này phải đảm bảo các thành viên của tập thể sư phạm hội nhập thành công công nghệ vào giảng dạy và học tập để phát triển liên tục nghề nghiệp cũng như tập trung vào các kỹ năng, năng lực sáng tạo cho học sinh, sinh viên...
Việc xây dựng, áp dụng các chính sách, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng tay nghề và ý thức trách nhiệm trong giai đoạn mới của tỉnh là hết sức cần thiết nhằm đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, có chất lượng và kỹ thuật, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Một khi phát triển và hình thành đội ngũ lao động lành nghề sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Xuất khẩu gạo của Pa
- ·Thị trường bảo hiểm nhân thọ kỳ vọng sang trang mới
- ·Thiếu vốn, doanh nghiệp vay mượn của sếp cả chục tỷ đồng
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Giá xăng dầu hôm nay 21/7: Trong nước có thể tăng mạnh, thế giới phục hồi
- ·Hàng nông sản tấp nập xuất khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- ·Ngành Hải quan xử lý nợ thuế: Từ linh hoạt đến cứng rắn
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Cục Xúc tiến Thương mại ký thỏa thuận phát triển thương mại với HEPZA
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Mcredit tiếp tục được Fitch Ratings xếp hạng cao, triển vọng tích cực
- ·TP.HCM thông tin chính thức về dự án 20 triệu USD của bà Lê Diệp Kiều Trang
- ·Infographics: Cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý 10,04 tỷ hóa đơn
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Đội ngũ bảo dưỡng sản phẩm đặc biệt của Coway Vina
- ·Kiểm tra sau thông quan 56 cuộc tăng thu ngân sách hơn 19 tỷ đồng
- ·Kinh tế đêm: Đâu chỉ là ăn nhậu, phố đi bộ và chợ đêm
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Lượng nước về hồ giảm, thuỷ điện miền Bắc có lo?