当前位置:首页 > Cúp C1

【tỉ số trận monaco】Giữ vững sản xuất để duy trì chuẩn xã nông thôn mới

Báo Cà Mau(CMO) Đẩy mạnh sản xuất kết hợp với phát triển làng nghề truyền thống nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân để giữ vững chuẩn xã nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xã Phú Hưng đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện hiệu quả.

Phú Hưng là địa phương không thuộc thế mạnh về nuôi thuỷ sản, do diện tích đất sản xuất hầu hết nằm cách xa các con sông lớn, không thuận lợi cho mô hình tôm thâm canh và siêu thâm canh, đây được xem như rào cản phát triển kinh tế. Nhưng với sự lãnh đạo kỳ quyết của Đảng uỷ, điều hành linh hoạt của UBND xã và sự đồng thuận cao của người dân, có nhiều mô hình làm ăn hiệu quả được duy trì và nhân rộng: Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, mô hình luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm, mô hình nuôi tôm canh xanh trong ruộng lúa, mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng và làng nghề ráp lú, làm lờ đặt cua. Đây là thế mạnh thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Trung bình mỗi năm xã Phú Hưng gieo cấy trên 300 ha, chủ yếu tập trung ở các ấp nằm sâu trong nội đồng có tiểu vùng khép kín: Rạch Muỗi, Phú Thạnh, Cái Rắn và Cái Rắn B. Điểm nổi bật của mô hình này không chỉ giúp người dân tạo được nguồn lương thực tại chỗ, có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà sau mỗi vụ lúa môi trường sinh thái vuông tôm ổn định hơn, tạo nguồn thức ăn tự nhiên giúp tôm nuôi phát triển và cho năng suất cao. Vì vậy, mô hình luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm luôn được bà con nông dân duy trì và nhân rộng.

Trưởng ấp Rạch Muỗi Tô Thành Tâm phấn khởi: "Thời gian gần đây mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa được chính quyền địa phương quan tâm, tuyên truyền, vận động bà con nông dân áp dụng và phát huy hiệu quả".

Người dân xã Phú Hưng nhận gia công lú, lờ đặt cua tại gia đình để tăng thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Hải, ấp Cái Rắn, cho biết, vào mùa mưa nguồn nước trong vuông tôm gần như ngọt hoàn toàn, không thuận lợi cho tôm sú phát triển, dẫn đến nuôi không hiệu quả. Tôm càng xanh thì rất phù hợp, thả nuôi 4 tháng tôm đạt trọng lượng trung bình từ 20-30 con/kg, thu hoạch kịp vào thời điểm cuối năm. Sau khi thu hoạch vụ lúa và tôm càng xanh, tiến hành cải tạo thả nuôi tôm sú là rất hiệu quả. Ngoài ra, tận dụng mương vườn xung quanh nhà nuôi cá chình, cá bống tượng cũng mang lại thu nhập không nhỏ cho gia đình.

Ngoài những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, bà con xã Phú Hưng còn biết phát huy làng nghề ráp lú và làm lờ đặt cua cung cấp nhiều nơi trong, ngoài tỉnh. Những hộ dân có điều kiện sẽ đầu tư ngư cụ và thiết kế mẫu rồi thuê lại bà con trong xóm, ấp gia công. Người làm không nhất thiết phải đến cơ sở mà có thể nhận về nhà làm, sau đó giao sản phẩm và nhận tiền công, rồi nhận đồ mới về tiếp tục làm. Với cách gia công sản phẩm linh hoạt như thế, bà con có thể tận dụng bất kỳ thời gian trong ngày, thậm chí tranh thủ làm ban đêm. "Nghề gia công lú và làm lờ cua không đòi hỏi sức khoẻ nên tất cả thành viên trong gia đình đều làm được, kể cả người già và trẻ em có thể kiếm thêm thu nhập bằng nghề này. Vì vậy, làng nghề ráp lú và làm lờ đặt cua giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở nông thôn, trung bình thu nhập trên 200 ngàn đồng/hộ gia đình mà không phải vất vả một nắng hai sương", ông Nguyễn Liêm Chính, Phó trưởng ấp Nhà Phấn Gốc, cho biết.

Chính nhờ phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế bằng những mô hình, đời sống vật chất, tinh thần của bà con xã Phú Hưng không ngừng phát triển. Nếu như năm 2015 xã Phú Hưng được công nhận xã nông thôn mới, mức thu nhập bình quân đầu người chỉ hơn 31 triệu đồng, nay tăng lên 41 triệu đồng. "Khi kinh tế phát triển, người dân xã Phú Hưng tích cực tham gia đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, chỉnh trang nhà ở dân cư. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được khơi dậy mạnh mẽ, làm cho diện mạo nông thôn không ngừng khởi sắc và giữ vững danh hiệu xã nông thôn mới", Chủ tịch UBND xã Phú Hưng Hà Ngọc Sáu chia sẻ./.

Huỳnh Việt

分享到: