当前位置:首页 > World Cup > 【tỉ số leipzig】Trái nổi báo nước mặn giá thành chỉ bằng ly trà đá

【tỉ số leipzig】Trái nổi báo nước mặn giá thành chỉ bằng ly trà đá

2025-01-12 01:34:29 [Thể thao] 来源:88Point

Là một trong những dự án được chọn tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2015-2016,ổibonướcmặngithnhchỉbằnglytrđtỉ số leipzig khu vực phía Nam dự án “Trái nổi báo nước mặn” của nhóm học sinh Trường THCS Phan Văn Trị, thành phố Vị Thanh, đang được nhiều người quan tâm bởi khả năng ứng dụng thực tế.

Em Lê Thị Hồng Gấm và em Lê Phúc Hưng đang tiến hành pha nước muối để làm trái nổi.

Với mong muốn giúp người dân ở những vùng xâm nhập mặn kịp thời nắm bắt tình hình và có những biện pháp chủ động hợp lý trước diễn biến phức tạp của tình trạng xâm nhập mặn, nhóm học sinh Trường THCS Phan Văn Trị đã tiến hành thực hiện dự án “Trái nổi báo nước mặn”. Em Lê Phúc Hưng, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Phan Văn Trị, thành phố Vị Thanh, người thực hiện dự án, cho biết: “Dự án thực hiện rất đơn giản, không tốn kém quá nhiều chi phí. Vật liệu để làm trái nổi rất dễ mua, đó là những quả bóng tròn đồ chơi thông dụng của trẻ em. Sau đó, chúng em tiến hành cân muối và nước cất vừa đủ để làm thành những trái nổi theo tỷ lệ phần ngàn từ 1-10‰. Mỗi trái sẽ được đánh số theo tỷ lệ nước muối chứa bên trong. Tiếp theo, chúng em sẽ dùng bơm kim tiêm để đưa nước muối đã pha vào bên trong trái bóng và dùng keo để bịt chặt chỗ đã cho nước muối vào. Khi trái nổi hoàn thành, chúng ta sẽ cho vào nước nếu các trái nổi đều chìm xuống bên dưới nước thì chứng tỏ đó là nước ngọt, còn khi cho vào nước, thấy chúng nổi lên bề mặt, chứng tỏ đây là nước mặn. Độ mặn của nước có thể xác định dựa trên các số đánh dấu trên trái nổi theo tỷ lệ nước muối chứa bên trong”.

Bắt đầu thực hiện từ tháng 6 năm 2015, vừa qua, dự án “Trái nổi báo nước mặn” là một trong 6 dự án được chọn tham gia cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia năm học 2015-2016 và đã đạt giải khuyến khích và hai giải đặc biệt do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trao tặng. Với những quả bóng nhựa đồ chơi thông dụng cho các trẻ nhỏ giá chưa đến 3.000 đồng, các em học sinh đã có thể làm thành những trái nổi báo nước mặn có thể vận dụng vào tình hình thực tế địa phương để dự báo kịp thời tình trạng xâm nhập mặn, giúp người dân chủ động đối phó.

Em Lê Thị Hồng Gấm, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Phan Văn Trị, thành phố Vị Thanh, người thực hiện dự án, cho biết: “Gia đình em chủ yếu sống bằng nghề trồng rau, hành, cải. Những năm gần đây, khi nước mặn về đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng rau màu của gia đình. Vừa qua, nước mặn về sớm, nhưng do gia đình không biết nên đã dùng nước để tưới cho diện tích rau màu sắp thu hoạch, vì vậy bị thiệt hại nhiều lắm. Nên khi được cô gợi ý tham gia thực hiện dự án “Trái nổi báo nước mặn” em thấy rất hứng thú. Để làm được một trái nổi hoàn chỉnh, thì khâu khó nhất là khi cho nước muối vào trong quả bóng phải làm sao cho quả bóng được tròn đều và không bị biến dạng. Em mong rằng, dự án của chúng em sẽ được ứng dụng vào thực tế để góp phần phục vụ cho người dân”.

Điểm nổi bật nhất của dự án này là những trái nổi có thể theo dõi độ mặn liên tục. Một trái nổi nếu bảo quản tốt có thể sử dụng trong vòng 3 năm. Hiện nay, để đo độ mặn tại các khu vực chỉ có thể sử dụng máy nhưng giá thành của một máy đo độ mặn thông thường rất cao, vì vậy không phải ai cũng có thể tự trang bị được đặc biệt là các gia đình ở nông thôn. Sau cuộc thi vừa qua, hiện nay, cô và trò Trường THCS Phan Văn Trị đang hoàn thiện các bước còn lại để đưa dự án vào ứng dụng thực tiễn cho các hộ dân ở khu vực bị xâm nhập mặn.

Cô Lư Thị Huệ, giáo viên môn vật lý, Trường THCS Phan Văn Trị, người hướng dẫn học sinh thực hiện dự án, cho biết: “Đứng trước tình hình thực tế địa phương đang bị mặn xâm nhập mạnh, đặc biệt những khu vực gần sông lớn người dân thường xuyên không ứng phó kịp thời với diễn biến thất thường, nên tôi đã suy nghĩ phải cùng học sinh thực hiện dự án để mong giúp đỡ cho người dân địa phương mình. Rất may là trong quá trình thực hiện dự án qua các lần xuống thực tế tại địa phương, chúng tôi đã được người dân nhiệt tình hỗ trợ và đóng góp ý kiến để khắc phục những khó khăn thiếu sót. Khi hướng dẫn học sinh thực hiện dự án này, tôi chỉ có mong muốn duy nhất là dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần phục vụ cho từng hộ gia đình. Để người dân có thể phát hiện mặn sớm và kịp thời tích trữ nước ngọt phục vụ cho đời sống và sản xuất”.

Mong rằng, trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để phong trào giáo viên và học sinh đam mê nghiên cứu khoa học sẽ ngày càng lớn mạnh. Để qua đây, có nhiều dự án gắn liền với nhu cầu thực tiễn cuộc sống ra đời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống.

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读