Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe doạ trực tiếp đến sinh kế người dân,ĐồngbằngsngCửuLongphttriểntăngtrưởtrận đấu hạng nhất thổ nhĩ kỳ định hướng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh đang được nhiều tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long quan tâm. Nông dân Hợp tác xã Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ thu hoạch lúa giống. Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN Là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, một thời gian dài khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn loay hoay với những mô hình kinh tế. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe doạ trực tiếp đến sinh kế người dân, định hướng phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh đang được nhiều tỉnh, thành ĐBSCL quan tâm. Phát triển vùng ĐBSCL theo hướng tăng trưởng xanh sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước đưa khu vực có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Đây có thể xem là định hướng cốt lõi giúp các tỉnh, thành ĐBSCL giải quyết được bài toán phát triển kinh tế thích hợp với tình hình thực tế. "Bóng ma" biến đổi khí hậu Theo kịch bản quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2016, đối với kịch bản trung bình, thì đến năm 2100, khu vực ĐBSCL nhiệt độ trung bình có thể tăng 1,7 - 1,9OC, mưa có thể tăng 5 - 15%, và nước biển dâng từ 32 - 78 cm. Riêng với kịch bản biến đổi khí hậu cao, đến cuối thế kỷ, khu vực ĐBSCL nhiệt độ trung bình có thể tăng 3,0OC tới 3,5OC, mưa có thể tăng trên 20% và nước biển dâng từ 48 - 106 cm. Trong khi đó, các quốc gia ở thượng nguồn Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện và nông nghiệp, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với ĐBSCL. "Là một trong bốn đồng bằng bị tổn thương mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức và tác động kép do khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông... Nguồn lợi thủy sản và nguồn nước ngọt có xu hướng giảm; nhiều tai biến liên quan và thách thức từ biển đối với ĐBSCL có xu hướng tăng. Tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL đang diễn ra với cường độ mạnh và tốc độ rất nhanh. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ĐBSCL sẽ bị tổn thương mạnh nếu các ngành chức năng chậm triển khai các giải pháp giúp đỡ", GS Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu cho hay. Theo tính toán của ngành nông nghiệp, do dòng chảy xuống thấp, so với hiện nay ngay từ đầu mùa khô có thể tăng gấp 4 lần và số năm dòng chảy xuống thấp ở đầu mùa mưa tăng gấp 2 lần và sẽ làm mặn đến sớm, rút muộn, mặn bất thường. Lúc này tải lượng phù sa sẽ về ĐBSCL thấp làm gia tăng xói lở trên đồng bằng và các vùng cửa sông ven biển cũng như chất lượng đất canh tác. Hậu quả là ĐBSCL có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với khoảng 40% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Với ngành thủy sản vốn là thế mạnh trong phát triển kinh tế của các tỉnh ĐBSCL hạn và diễn biến mưa bất thường, mưa cường độ cao làm cho việc duy trì nồng độ mặn hợp lý của các ao nuôi trồng thủy sản nước lợ trở lên khó khăn hơn, có thể gây sốc tôm và cá. Những thay đổi về nhiệt độ sẽ làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Điều chỉnh quy hoạch Năm 2009, Bộ Xây dựng đã công bố Đồ án quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020. Qua 9 năm thực hiện, đồ án xuất hiện nhiều bất cập do nhiều yếu tố, nhất là chưa tính đến sự biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp. Theo quy hoạch cũ, phát triển kinh tế sẽ tập trung tăng cường vùng đô thị trung tâm với những đô thị vệ tinh và đối trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên thực tế tỏ ra không khả thi với điều kiện của ĐBSCL. Đóng gói xoài tươi chuẩn bị cho xuất khẩu sang Úc tại Công ty Kim Nhung, Đồng Tháp. Ảnh: Đức Nhung/TTXVN "Trong quy hoạch lần này các ngành chức năng, nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu trên quan điểm tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp điều kiện thực tế. Xác định biến đổi khí hậu và nước biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi. Biến thách thức thành cơ hội, lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, là cơ sở cho hoạch định chính sách, chiến lược quy hoạch, phát triển vùng. Đồ án điều chỉnh với mục tiêu chính: phát triển vùng theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á", ông Nguyễn Việt Thắng - Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật, Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam cho biết. Trên cơ sở điều kiện địa hình tự nhiên, tính toán trữ nước ngọt tại vùng ngập sâu, khu vực ĐBSCL sẽ hình thành những khu vực ngập nước theo mùa nhằm chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy mặn, giảm ngập lụt tại vùng ngập nông và các đô thị tại tiểu vùng giữa đồng bằng. Tại khu vực ven biển, chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nhà nông sẽ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, gắn với trồng rừng ngập mặn ven biển... Về phần từng địa phương sẽ từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, hướng tới hình thành các trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. "Đồ án chọn hướng chia thành 6 khu vực nông nghiệp sinh thái để làm nổi bản sắc của vùng ĐBSCL, tạo ra tiềm năng phát triển và nhất là tận dụng được tối đa món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Các vùng sinh thái nông nghiệp là cơ sở để phân vùng khai thác phát triển kinh tế và tính đến khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; không đi theo hướng phát triển hành lang đô thị mà lựa chọn phát triển đô thị gắn liền với sinh thái. Đặc biệt, khu vực này nên tận dụng lợi thế sông nước để phát triển các tuyến giao thông thủy, thay vì đầu tư quá nhiều cho các dự án cao tốc đường bộ lớn", Giáo sư , Tiến sỹ quy hoạch Bruno De Meulder của trường Đại học Ku Leuven (Bỉ) đại điện cho đơn vị tư vấn RUA gợi ý. Kinh tế thân thiện môi trường Vùng ĐBSCL bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau có tổng diện tích khoảng 40.604,7 km2 sẽ được chú trọng phát triển kinh tế, dịch vụ thân thiện với môi trường. Theo đó, khu vực sẽ là vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và là đòn bẩy cho phát triển kinh tế, an sinh xã hội của người dân trong vùng. "Với tiểu vùng thượng nguồn về dài hạn sẽ là vùng trọng điểm về sản xuất lúa, đảm bảo dự trữ chiến lược cho an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu và là vùng chuyên canh cá tra theo hướng hiện đại, bền vững lớn nhất trên thế giới. Chiến lược sinh kế chính đối với tiểu vùng này là phải chuyển từ sinh kế dựa chính vào lúa 3 vụ sang sinh kế đa dạng hòa hợp với lũ. Còn tiểu vùng giữa sẽ là vùng trọng điểm về trái cây của cả nước phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh các vùng chuyên canh rau màu, sử dụng đất linh hoạt để chuyển sang trồng lúa khi cần thiết. Riêng tiểu vùng ven biển vốn là vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ là vùng trọng điểm chuyên canh về nuôi trồng thủy sản của cả nước, mạnh dạn chuyển đổi sang thủy sản chuyên canh bền vững thông minh chống chịu với biến đổi khí hậu kết hợp với phục hồi rừng ngập mặn", ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết. Cùng với nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái cảnh quan sông nước đưa TP Cần Thơ, Phú Quốc và Mỹ Tho là trung tâm du lịch của toàn vùng cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế. Là vùng trọng điểm du lịch quốc gia với những sản phẩm du lịch đa dạng, đặc thù của vùng sinh thái sông nước, biển đảo, ĐBSCL sẽ phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cấp quốc gia, cấp vùng gắn với việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên (đồi núi, rừng, sông hồ...) và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử gồm: Khu du lịch quốc gia Phú Quốc, Tràm Chim - Láng Sen...; điểm du lịch quốc gia: Cù lao Ông Hổ, khu lưu niệm Cao Văn Lầu, bến Ninh Kiều, Hà Tiên, Văn Thánh Miếu... Theo các chuyên gia kinh tế, việc thiết lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa; đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đảm bảo liên kết giữa các vùng, khu và điểm du lịch trên địa bàn vùng... là vấn đề ưu tiên triển khai ngay trong thời gian tới. Song song đó, các tỉnh, thành trong vùng cần hoàn thiện các trung tâm dịch vụ, cơ sở lưu trú, lữ hành kết nối với các vùng, khu, điểm du lịch trong vùng và các vùng lân cận khác, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng của vùng.
Theo Lê Nghĩa/Báo Tin tức |