Từ đầu năm đến nay,ổphiếuhủyniêmyếtsẽbắtbuộcphảivànacional vs số lượng DN được hai sở giao dịch công bố quyết định hủy niêm yết khoảng 30 doanh nghiệp. Có nhiều lý do để DN rời sàn. Một số DN tự nguyện hủy niêm yết để chuyển sàn giao dịch, tái cơ cấu công ty, sáp nhập…Nhưng phần lớn rơi vào tình trạng bị bắt buộc hủy niêm yết vì không duy trì được các tiêu chuẩn niêm yết, thua lỗ kéo dài, vi phạm quy định công bố thông tin.
Doanh nghiệp hủy niêm yết khiến cổ đông nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Duy Thái |
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lại đang mạnh tay tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thì số DN hủy niêm yết được dự đoán sẽ tăng.
Chuyện DN hủy niêm yết không còn là chuyện mới. Tuy nhiên, khi DN hủy niêm yết ngày càng nhiều thì cơ chế giải quyết tính thanh khoản cho cổ phiếu sau khi hủy niêm yết đang được nhiều nhà đầu tư chờ đợi.
UBCKNN đã xây dựng dự thảo thông tư (đang trình Bộ Tài chính xem xét) về quản lý các DN không đủ điều kiện niêm yết thay thế Quyết định 108 trước đây, trong đó có điều khoản quy định bắt buộc các công ty hủy niêm yết phải làm thủ tục đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM. | ||
Ông Nguyễn Sơn | ||
Thực tế cho thấy, dù DN hủy niêm yết bắt buộc hay tự nguyện thì các cổ đông rơi vào tình cảnh hết sức thiệt thòi. Bên cạnh giá cổ phiếu bị giảm sâu, thì cổ phiếu gần như không giao dịch được vì không có thị trường. Nguyên nhân là do sau khi hủy niêm yết các công ty không chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM như đã cam kết.
Theo ông Nguyễn Sơn,Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, UBCKNN thì, cơ quan quản lý luôn yêu cầu và khuyến khích các DN hủy niêm yết chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM vì khi niêm yết trên sàn UPCoM DN vẫn phải công bố thông tin theo quy định, đảm bảo tính thanh khoản của cổ phiếu, nhưng hầu hết các DN không thực hiện yêu cầu này.
Không niêm yết, cũng không giao dịch trên sàn UPCoM, cổ đông muốn tìm hiểu thông tin về DN khó khăn hơn trước. Theo quy định các DN sau khi hủy niêm yết vẫn chịu sự điều chỉnh bởi Thông tư 52 về công bố thông tin nhưng vì không còn giao dịch nên việc kiểm soát công bố thông tin của DN rất khó.
Theo quy định hiện hành, những cổ phiếu đã bị hủy giao dịch mà không chuyển sang sàn UPCoM muốn giao dịch sẽ phải thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD). Nhà đầu tư khi có nhu cầu giao dịch sẽ tự thỏa thuận với nhau và đến làm thủ tục tại công ty phát hành chứng khoán. Sau khi tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng cổ phiếu, công ty chứng khoán sẽ chuyển cho VSD. Từ đó, VSD sẽ làm thủ tục sang tên và sau 5 ngày nhà đầu tư sẽ nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ông Nguyễn Sơn cho rằng, quy trình này phức tạp và mất nhiều thời gian. Để giải quyết tình trạng này, UBCKNN đã xây dựng dự thảo thông tư (đang trình Bộ Tài chính xem xét) về quản lý các DN không đủ điều kiện niêm yết thay thế Quyết định 108 trước đây, trong đó có điều khoản quy định bắt buộc các công ty hủy niêm yết phải làm thủ tục đưa cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM.
Nếu được Bộ Tài chính thông qua, quy định này sẽ xử lý được những bất cập trong thời gian qua, vừa dung hòa mục tiêu của DN muốn hủy niêm yết, nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản cho cổ phiếu, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư cũng như sự giám sát của cơ quan quản lý đối với tổ chức phát hành cổ phiếu, ông Sơn nhấn mạnh.
Trung Ninh