【trận mỹ sáng nay】Nhiều khu công nghiệp ở TP.HCM bế tắc vì vướng mặt bằng
Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Ảnh: Lê Toàn |
Vướng chủ yếu là giải phóng mặt bằng
“Hiện nay,ềukhucôngnghiệpởTPHCMbếtắcvìvướngmặtbằtrận mỹ sáng nay quỹ đất sạch để thu hút đầu tưtrong các khu công nghiệp tại TP.HCM chỉ có 74 ha, nhưng nằm rải rác, manh mún ở nhiều khu. Nhiều khu đất tại các khu công nghiệp vướng giải phóng mặt bằng, nên chưa có diện tích lớn để thu hút đầu tư”, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Quản lý đầu tư của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) nêu khó khăn về thu hút đầu tư tại buổi họp mới đây.
Thiếu quỹ đất đang là “điểm nghẽn” chính khiến TP.HCM không thu hút được các dự ánlớn và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố liên tục sụt giảm những năm gần đây. Nhiều khu công nghiệp tại Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ 20 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng được vì vướng giải phóng mặt bằng.
Cuối tháng 6/2024, Hepza có Văn bản số 1784/BQL-VP báo cáo UBND TP.HCM về các dự án khu công nghiệp chậm triển khai. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Bình Chánh, có đến 4 khu công nghiệp với diện tích hàng trăm héc-ta chậm triển khai. Trong đó, Khu công nghiệp Phong Phú diện tích 67 ha, được thành lập từ năm 2002, song vẫn chưa xây dựng được hạ tầng để cho thuê đất.
Theo báo cáo của Hepza, Dự án Khu công nghiệp Phong Phú chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng. Chủ đầu tư cũng chưa ký được hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, Dự án chưa triển khai xây dựng hạ tầng và chưa đi vào hoạt động. Do Dự án đình trệ 20 năm, nên thời gian hoạt động còn lại chỉ là 30 năm. Hepza cho rằng, với thời hạn hoạt động như vậy, sẽ khó thu hút đầu tư.
Cũng nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng với diện tích 56 ha cũng chưa thực hiện được. Dự án đã có thông báo thu hồi đất và triển khai khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai, nhưng đang phải tạm ngưng thực hiện vì chưa thể ký hợp đồng thực hiện bồi thường với Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh.
Được biết, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Lộc mở rộng) đang chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá lại chi phí đã đầu tư vào Dự án để thực hiện quyết toán chuyển thể từ doanh nghiệpnhà nước sang công ty cổ phần. Hơn nữa, giá đất tại khu vực Dự án tăng dẫn đến chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng, công tác bồi thường khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư Dự án.
Cùng chung tình trạng bế tắc là Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3 với diện tích 200 ha. Dự án này đang vướng về bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, nên chưa thể triển khai.
Khác với những dự án trên, Dự án Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 diện tích 319 ha đang vướng mắc do chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 chưa chấm dứt được hợp đồng hợp tác với các đối tác góp vốn. Do vậy, Dự án không thể thực hiện các bước tiếp theo.
Gấp rút bổ sung 11 khu công nghiệp mới
Theo số liệu của Hepza, TP.HCM được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp, nhưng có tới 1.500 ha đang vướng mắc về pháp lý hoặc giải phóng mặt bằng.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/08d799407.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。