【ket qua bong da .com】Đa số ý kiến tán thành ‘lãi suất thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản’
Lãi suất thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản
Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản (Điều 483) Bộ luật dân sự (sửa đổi) nêu: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố,Đasốýkiếntánthànhlãisuấtthỏathuậnkhôngvượtquálãisuấtcơbảket qua bong da .com trừ trường hợp Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác”.
Tại báo cáo thẩm tra Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết, đa số đại biểu đều tán thành với quy định của dự thảo và cho rằng, việc quy định lãi suất cơ bản do NHNN công bố để làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính là cần thiết và phù hợp trong điều kiện hiện nay, bởi vì đây là mức lãi suất dễ tiếp cận, có thể thay đổi linh hoạt theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời cũng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”.
Đối với việc không áp dụng mức trần lãi suất này đối với các tổ chức tín dụng nếu Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác, đại biểu đề nghị cần được làm rõ hơn cơ sở lý luận, thực tiễn và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Tuy nhiên cũng có một số đại biểu đề nghị, không quy định lãi suất cơ bản trong Bộ luật dân sự (BLDS) vì, trong nền kinh tế thị trường, giao dịch dân sự dựa trên sự thỏa thuận; không quy định lãi suất cơ bản vẫn có căn cứ để thực hiện nghĩa vụ tài chính...
Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban pháp luật tán thành với việc lãi suất thỏa thuận không vượt quá 200% lãi suất cơ bản do NHNN công bố, trừ trường hợp Luật các tổ chức tín dụng có quy định khác.
Đề nghị không điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Dự thảo BLDS (sửa đổi) bổ sung Điều 435 về điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản, cụ thể là “Hợp đồng có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ khi hoàn cảnh mà các bên dựa vào đó để giao kết đã thay đổi cơ bản. Hoàn cảnh được coi là thay đổi cơ bản khi hoàn cảnh đó thay đổi đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết với nội dung hoàn toàn khác”.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban pháp luật đề nghị không bổ sung quy định này vì một số lý do như: Việc cho phép Tòa án điều chỉnh hợp đồng cho dù với điều kiện chặt chẽ thì cũng không phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên ký kết hợp đồng.
Việc bổ sung nội dung này vào Bộ luật cần được xem xét trong mối tương quan với Bộ luật tố tụng dân sự đang được sửa đổi, theo đó cần xác định đây là giải quyết tranh chấp hay giải quyết vụ việc theo yêu cầu, đồng thời cần phân định thẩm quyền giải quyết của các cấp tòa án.
Hơn nữa, "Điều luật mới chỉ đưa ra nguyên tắc chung điều chỉnh hợp đồng mà chưa làm rõ thế nào là hoàn cảnh thay đổi một cách cơ bản, thế nào là áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, hay thế nào là theo tập quán hoặc bản chất của hợp đồng, bên có lợi ích bị ảnh hưởng không phải gánh chịu rủi ro vì sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh?" - Chủ nhiệm Phan Trung Lý nhấn mạnh.
Nâng thời hiệu chia di sản thừa kế lên 30 năm
Về thời hiệu thừa kế (Điều 639) dự thảo BLDS thiết kế hai phương án, cụ thể, phương án 1: Thời hiệu để những người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Còn phương án 2: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đa số ý kiến tán thành với phương án 1, vì dự thảo đã nâng thời hiệu chia di sản thừa kế lên 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người thừa kế hợp pháp, đồng thời cũng vẫn quy định một giới hạn thời gian nhất định để người thừa kế thực hiện quyền của mình, bảo đảm ổn định trật tự xã hội và phù hợp với tính chất của di sản thừa kế.
Đặc biệt, phương án 1 cũng đưa ra các phương án ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu di sản thừa kế khi hết thời hiệu chia thừa kế, lần lượt là người thừa kế đang quản lý di sản, người đang chiếm hữu một cách ngay tình, liên tục, công khai hoặc nếu không có người chiếm hữu đủ các điều kiện này thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Theo Chủ nhiệm UBPL Phan Trung Lý, quy định này góp phần giải quyết các vướng mắc trong thực tế khi pháp luật hiện hành bỏ ngỏ việc xử lý quyền sở hữu đối với di sản thừa kế khi hết thời hiệu chia thừa kế./.
Hồng Chi
(责任编辑:World Cup)
- ·Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
- ·Thủ tướng: Lòng tin của quốc tế, doanh nghiệp với Việt Nam ngày càng tăng
- ·Tiết kiệm năng lượng để đáp ứng “luật chơi” quốc tế
- ·Bảy sĩ quan nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở phái bộ mới ngày cận Tết
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Đề nghị xử nghiêm người 'thổi giá' bất động sản, chuyển nhượng cổ phiếu không báo cáo
- ·Còn nhiều dư địa phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam
- ·Việt Nam là đối tác số một của Peru trong khu vực ASEAN
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ khó về thuốc, trang thiết bị y tế
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Làm tốt công tác dự báo để điều hành lạm phát theo mục tiêu đề ra
- ·Việt Nam lên tiếng về báo cáo của Mỹ liên quan tới tranh chấp Biển Đông
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Vì sao Bộ Công Thương chưa rút giấy phép 5 đầu mối xăng dầu phạm luật?
- ·Hiệu quả từ Câu lạc bộ Phụ nữ dân tộc với pháp luật
- ·TAND Tối cao yêu cầu xem xét lại vụ 2 thiếu niên cướp bánh mì
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Chính phủ họp hoàn thiện chương trình phục hồi, phát triển KTXH