当前位置:首页 > World Cup

【11bet app】Thấy gì từ cuộc ‘tháo chạy’ cổ phiếu Techcombank?

techcombank cổ phiếu

Các lãnh đạo chủ chốt của Techcombank bán cổ phiếu để giải quyết nhu cầu tài chính cấp bách?ấygìtừcuộctháochạycổphiế11bet app

Chiều 27/11, Techcombank bất ngờ có thông báo về việc các cổ đông nội bộ và tổ chức có liên quan đăng ký bán tổng số 89.578.944 cổ phiếu, chiếm gần 10,01% vốn điều lệ ngân hàng. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 30/11 đến 11/12 bằng hình thức giao dịch thoả thuận.

“Bộ ba quyền lực” rút vốn?

Nhóm cổ đông ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank và người liên quan đăng ký bán tổng cộng 55.639.491 cổ phiếu, chiếm gần 6,27% vốn điều lệ.

Trong đó, ông Hùng Anh sẽ bán 9.530.700 cổ phiếu (tỷ lệ 1,0735% vốn), vợ ông Hùng Anh - bà Nguyễn Thị Thanh Thủy bán 27.689.657 cổ phiếu (tỷ lệ 3,1189%). Bên liên quan- Công ty TNHH dịch vụ đầu tư tài chính AT&M (bà Thanh Thủy làm Giám đốc) cũng đăng ký bán toàn bộ 9.535.866 cổ phiếu (tỷ lệ 1,0738% vốn). Ông Hồ Anh Ngọc – em trai ông Hùng Anh đăng ký bán 8.883.268 cổ phiếu, chiếm 1,0006% vốn ngân hàng.

Sau giao dịch thành công, bà Thuỷ và ông Ngọc sẽ không còn sở hữu tại đây, làm giảm tổng sở hữu cổ phần của nhóm này xuống 0,2709%.

Tương tự, nhóm cổ đông Nguyễn Thiều Quang, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank đăng ký bán tổng số 25.438.304 cổ phiếu, chiếm 2,68% vốn ngân hàng, để giảm sở hữu nhóm xuống 0,21%.

Cụ thể, ông Nguyễn Thiều Quang đăng ký bán 8.501.149 cổ phiếu, vợ ông Quang- bà Phùng Minh Nguyệt bán 3.225.596 cổ phiếu (tỷ lệ 0,3633% vốn), em trai Nguyễn Thiều Nam bán toàn bộ 13.711.559 cổ phiếu (tỷ lệ 1,54% vốn).

Nhóm cổ đông quyền lực thứ ba là vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang – Thành viên HĐQT cũng đăng ký bán tổng số 9.699.279 cổ phiếu, tỷ lệ 1,092%. Trong đó, ông Quang bán 2.755.158 cổ phiếu, còn vợ ông - bà Nguyễn Hoàng Yến bán hết 6.944.121 cổ phiếu để giảm sở hữu về 0%.

Tổng giá trị mệnh giá cổ phần thuộc sở hữu của “Bộ ba quyền lực” này lên tới gần 900 tỷ đồng. Nếu tính theo giá thị trường khoảng 9.700 đồng/CP, thì nhóm cổ đông nội bộ này có thể thu về khoảng 979 tỷ đồng sau giao dịch thành công. Đây là một số tiền không nhỏ, có thể giúp các cổ đông giải quyết những nhu cầu tài chính tức thời hoặc cơ cấu danh mục đầu tư, thanh lý tài sản…

Sau thông tin các lãnh đạo Techcombank bán vốn, một số cổ đông đã náo loạn tìm kiếm thông tin, hoang mang không rõ chuyện gì đang xảy ra.

Một cổ đông tên Đ.C.L hiện sở hữu 100.000 cổ phần Techcombank thắc mắc, “vì sao cả 3 lãnh đạo chủ chốt cùng người thân, công ty liên quan thoái vốn cùng lúc khỏi ngân hàng? Ai có tiền “ôm” lại lượng cố phiếu lớn vậy? Phải chăng ngân hàng có nguy cơ bị xử lý 0 đồng?” Hiện, Techcombank vẫn chưa lên tiếng giải thích về động thái rút vốn này để giải tỏa lo lắng, trấn an tâm lý cổ đông, nhà đầu tư.

Động thái “chạy trần sở hữu”

Ở thời điểm này, khi các lãnh đạo Techcombank bất ngờ bán cổ phiếu với khối lượng hơn 9% thì có thể xem xét 2 khả năng.

Khả năng thứ nhất, nhóm cổ đông nội bộ bán ra cổ phiếu để đảm bảo tỷ lệ sở hữu tối đa 5% (cá nhân) và tối đa 20% (nhóm cổ đông). Tại Techcombank, không có cổ đông cá nhân sở hữu trên 5% vốn, chỉ có 3 cổ đông tổ chức lớn, gồm: Công ty CP Tập đoàn Masan nắm 19,5%, Ngân hàng HSBC nắm 19,41%, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nắm 0,02%...

Đến cuối tháng 6/2014, các cổ đông cá nhân trong HĐQT và các bên liên quan sở hữu tổng tỷ lệ 19,01% vốn điều lệ Techcombank. Nếu tính cả sở hữu của Tập đoàn Masan thì tỷ lệ lên tới 38,58%.

Xét nhóm ông Hồ Hùng Anh, Phó chủ tịch Masan (trước khi bán là 6,54%) và Tập đoàn Masan (19,5%) thì tổng sở hữu là khoảng 26,04% vốn Techcombank. Hay cổ đông Nguyễn Đăng Quang hiện là Chủ tịch Tập đoàn Masan và vợ sở hữu 3,99% cùng cổ đông Tập đoàn Masan nắm tổng cộng hơn 23,5% tại ngân hàng. Tức đều vượt giới hạn sở hữu theo quy định của Luật các TCTD.

Đáng ngại hơn là vào năm 2016, Techcombank sẽ phải thực hiện nghĩa vụ chuyển đổi lô 3.000 tỷ đồng trái phiếu thành cổ phần ngân hàng cho các trái chủ (phát hành tháng 12/2010). Hiện, các cổ đông của Techcombank sở hữu khoảng 97% tổng mệnh giá trái phiếu chuyển đổi.

Do bị vướng hạn chế tỷ lệ sở hữu nên HĐQT Techcombank đã “chữa cháy” bằng các lùi thời hạn chuyển đổi sang năm 2016, lựa chọn một thời điểm phù hợp.

Trường hợp chuyển đổi, vì giá cổ phiếu Techcombank giảm sâu tới 43,5% so với giá dự kiến chuyển đổi nên tổng lượng cổ phiếu phát hành sẽ bị tăng hơn dự tính. Giả sử, với mức giá 9.700 đồng/CP, Techcombank sẽ cần phát hành thêm 309,3 triệu cổ phần để chuyển đổi hết trái phiếu và tăng vốn từ 8.878 tỷ đồng hiện nay lên 11.971 tỷ đồng.

Nếu sau chuyển đổi, tổng cổ phần sở hữu tăng vượt trên 59,85 triệu cổ phiếu (tương ứng tỷ lệ 5% vốn điều lệ mới) thì cổ đông sẽ vi phạm “vượt trần” sở hữu. Mà nguy cơ “vượt trần” sở hữu có thể nhìn thấy ở nhóm các cổ đông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang…

Khả năng thứ hai là các cổ đông nội bộ Techcombank cần cấu trúc lại tài sản, tạo dòng vốn mới để phục vụ các hoạt động tài chính cấp bách khác.

Hiện nay, HĐQT ngân hàng còn hướng xử lý 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi khác là ngân hàng sẽ phát hành 30 triệu trái phiếu mới kèm chứng quyền để hoán đổi lấy toàn bộ trái phiếu chuyển đổi cũ. Techcombank sẽ lấy tiền trả nợ gốc, lãi cho các trái chủ… Việc huy động ngay lượng tiền mặt vài nghìn tỷ đồng để mua chứng quyền khẩn cấp hẳn là điều không dễ dàng với các trái chủ lúc này? Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng đầu tư chứng khoán, góp vốn, chứng minh tính hợp pháp của tiền mua cổ phần./.

Hải Hà

分享到: