【ty so phap】Bài 4: Tạo sức lan tỏa, thực chất, hiệu quả
时间:2025-01-26 06:22:16 出处:Cúp C2阅读(143)
Bài 3: Nhận diện đúng nguyên nhân,àiTạosứclantỏathựcchấthiệuquảty so phap chỉ đúng thực trạngBài 2: Vẫn còn hàng nghìn dự án gây thất thoát, lãng phíBài 1: Từ cuộc giám sát quy mô lớn, trải rộng |
Bắt đầu tư nâng cao nhận thức, trách nhiệm
Đại biểu Lê Minh Nam - đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang cho biết, từ khi ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm đã mang lại những kết quả rất tích cực, giúp cho việc quản lý, sử dụng nguồn lực công tiết kiệm, hiệu quả có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội các năm qua.
Đại biểu Lê Minh Nam - đoàn Hậu Giang: Cần coi trọng công tác tăng cường giáo dục ý thức, xác định rõ trách nhiệm đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu |
Báo cáo giám sát giai đoạn 2016 - 2021 cho thấy đến nay đã ban hành được hệ thống chính sách pháp luật tiêu chuẩn, định mức, chương trình, kế hoạch khá toàn diện, đầy đủ, phục vụ quản lý, điều hành và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn Nhà nước theo báo cáo của Chính phủ lên tới hơn 350.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo cũng đã chỉ ra tất cả các lĩnh vực được giám sát đều có những vướng mắc, bất cập, lãng phí đòi hỏi phải sớm có các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Theo đại biểu đoàn Hậu Giang, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chủ yếu hướng dẫn nguyên tắc, quy trình và quy định về các lĩnh vực, hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, còn căn cứ pháp lý có tính chất tiêu chí quy định để đánh giá mức độ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí lại là hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ được quy định cụ thể tại các luật chuyên ngành và các văn bản quản lý có liên quan.
Để việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đi vào nề nếp, phấn đấu sử dụng hiệu quả tốt nhất các nguồn lực, ông Lê Minh Nam cho rằng, cần phải coi việc nhận thức việc tuân thủ pháp luật là quan trọng nhất, vì chấp hành nghiêm túc, định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của pháp luật sẽ là nền tảng để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp sau đó là nỗ lực phấn đấu sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất, tìm kiếm giải pháp để sử dụng tiết kiệm nguồn lực đầu vào hoặc gia tăng thêm kết quả đầu ra so với mục tiêu đã định và cần nỗ lực nghiên cứu, tham gia xây dựng, góp ý và hoàn thiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ sao cho tiến bộ, tích cực và đạt được hiệu quả tối ưu nhất có thể.
“Ở đây cũng cần lưu ý xem xét một cách đồng bộ, toàn diện tổng thể trong cả ngắn hạn, dài hạn và trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong nhiều trường hợp không phải cứ tiêu nhiều tiền là không tiết kiệm hay là lãng phí mà quan trọng là kết quả đạt được như thế nào, cũng không phải cứ làm nhiều là hiệu quả, vì nếu chúng ta làm cả những việc không có ích, không tích cực hoặc là chồng chéo thì cũng là gây lãng phí” - ông Lê Minh Nam bày tỏ.
Cũng theo đại biểu đoàn Hậu Giang, cần coi trọng công tác tăng cường giáo dục ý thức, xác định rõ trách nhiệm đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi nhận thức đúng, ý thức tốt, trách nhiệm cao thì mới tránh được tình trạng hình thức trong thực thi. Đồng thời, phải tăng cường thuyết phục, động viên, khen thưởng và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu này, trong đó cần lấy thi đua, khen thưởng làm động lực để thúc đẩy thực hiện.
Bên cạnh đó, cần xây dựng môi trường văn hóa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động, tự giác hơn để dần dần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nền nếp, ý thức sâu rộng và bền vững và lan toả trong xã hội.
Đối với vấn đề này, đại biểu Lê Minh Nam còn băn khoăn với thực trạng một số tiêu chuẩn, định mức, chế độ lạc hậu từ lâu, không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi và để hoàn thành nhiệm vụ, bắt buộc người thực hiện phải “biến báo” để không sai quy định.
“Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thường xuyên, liên tục ở diện rộng sẽ dễ tạo thành thói quen, nề nếp và nguy hiểm hơn là tạo nên văn hóa, vận dụng cho cả những nội dung công việc khác, vì vậy cần quan tâm, để sớm khắc phục tồn tại này” - ông Lê Minh Nam nói.
Dẫn câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, đại biểu Siu Hương - đoàn Gia Lai cho hay, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì yếu tố đầu tiên phải đề cập đến là nhân tố con người bởi đây chính là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của chương trình. Để từ đó đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó tùy vào lĩnh vực mà xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp.
“Qua báo cáo giám sát thể hiện rất rõ việc vi phạm pháp luật ở nhiều cấp độ, khía cạnh nhưng tập trung vào một số lĩnh vực liên quan đến lợi ích như quản lý tài sản công, lĩnh vực đất đai”- đại biểu nêu.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Đại biểu Siu Hương cũng cho rằng, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. Trong báo cáo giám sát đã phản ánh rất rõ nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung sai phạm là do văn bản pháp luật chưa hoàn thiện hoặc chưa đồng bộ. Vậy đã khi nào chúng ta thử xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc chưa hoàn thiện pháp luật để cho các đơn vị trực thuộc hoặc trực tiếp quản lý xảy ra sai phạm?
“Theo tôi, đã đến lúc cần xem xét trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan chủ quản dưới góc độ chưa làm tốt vai trò hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực, ngành mình quản lý”- đại biểu Siu Hương nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần tăng cường hơn nữa tính chủ động trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Báo cáo của Đoàn giám sát phản ánh rất đúng tình trạng nhiều địa phương vi phạm trong sử dụng ngân sách, quản lý tài sản công, đất đai. Hội đồng nhân dân với vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do vậy, Hội đồng nhân dân cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giám sát ở địa phương, kiến nghị các giải pháp cũng như vướng mắc trong thực hiện pháp luật trên địa bàn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đại biểu Trần Đức Thuận - đoàn Nghệ An nêu vấn đề, để có cơ sở đánh giá được tiết kiệm hay lãng phí, quan trọng vẫn là xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản, khoáng sản, nhân lực...
Trách nhiệm này theo Điều 13 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trước hết thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các cấp.
Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thường xuyên tổ chức rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách trong lĩnh vực được giao phụ trách để kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm có cơ sở khoa học, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, có tầm nhìn chiến lược dài hạn không để nhanh bị lạc hậu.
“Chúng ta không nên cho rằng cái gì ít tiền đều là tiết kiệm hay nhỏ là tiết kiệm mà phải tính đến hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài”- đại biểu Trần Đức Thuận nói, đồng thời đề nghị, cần có giải pháp nâng cao trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc tham mưu lập định mức, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, lập dự án, thẩm định dự án; tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây lãng phí lớn.
Mặt khác, cần nhanh chóng hoàn thiện đề án việc làm để bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, không để xảy ra tình trạng nơi cần người thì thiếu, nơi việc ít lại quá nhiều người hay bố trí không đúng chuyên môn; bố trí ngân sách để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng để trả lương xứng đáng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với trí tuệ và công sức đóng góp của họ; không nên để chậm cải cách tiền lương dẫn đến “chảy máu” chất xám trong lĩnh vực quản lý công.
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát các công trình, dự án chậm tiến độ, đánh giá tính hiệu quả của từng dự án để có giải pháp khắc phục; không để dây dưa kéo dài các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các công trình ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát giai đoạn 2016 - 2021, cả nước có 52 dự án đầu tư công và sử dụng nguồn vốn nhà nước không hiệu quả. Chẳng hạn, công trình thủy lợi hồ chứa nước Bản Mồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Dự án này thuộc địa bàn huyện Quỳ Hợp, Nghệ An và huyện Nghi Xuân, tỉnh Thanh Hóa có dung tích chứa nước là 225 triệu mét khối, với mục tiêu góp phần giải quyết 1/3 nhu cầu thiếu nước của tỉnh Nghệ An và phía nam Thanh Hóa.
“Tuy nhiên, triển khai thi công đến nay đã 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành, do vướng mắc về bố trí vốn, liên quan đến thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kinh phí dự án”- đại biểu dẫn chứng.
Đại biểu Trần Quang Minh - đoàn Quảng Bình chia sẻ, trong thực thi chính sách, tình trạng “đầu voi, đuôi chuột” thường dẫn đến sự lãng phí và còn tạo sự khó khăn, khó xử cho rất nhiều người đáng ra phải là đối tượng được thụ hưởng chính sách. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa chính sách và nguồn lực, cần có sự nghiên cứu đầy đủ, đánh giá tác động của chính sách từ khi ban hành và triển khai.
Cụ thể, cần áp dụng rộng rãi các công cụ khảo sát theo nhóm đối tượng để đánh giá nhu cầu và quy trình, thủ tục có khả thi hay không, thời gian cần thiết để hấp thụ chính sách của đối tượng là bao nhiêu.
Mặt khác, nếu thời hạn triển khai chính sách khiêm tốn, quy mô nguồn lực, chính sách chưa đủ bao phủ, trong khi số lượng đối tượng được hỗ trợ quá nhiều, dẫn đến lợi ích dễ bị dàn trải, hiệu quả không rõ rệt. Nếu chính sách không khả thi, cần có quyết tâm và dũng cảm để không bắt đầu, còn nếu bắt đầu phải triển khai cho tới nơi, tới chốn, đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện chính sách, có như thế mới hạn chế được sự lãng phí.
Tăng cường hậu giám sát, xử lý nghiêm người đứng đầu
Đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp khẳng định, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề rất quan trọng đối với nước ta, trong bối cảnh chúng ta rất cần tài lực cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.
Đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp: Đẩy mạnh xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu trên các lĩnh vực đã được chỉ ra những hạn chế mà chưa khắc phục |
Do đó, đại biểu đề nghị tiết kiệm chi trên các lĩnh vực, kể cả khu vực công và tư, tiết kiệm để tích lũy cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống ổn định, lâu dài, đời sống mỗi người một sung túc, trí não phát triển, tăng năng suất lao động.
Tuy nhiên, đại biểu lưu ý không phải tiết kiệm là giảm chi tiêu những thứ cần, ngại mua sắm hoặc có chi thì chi nhỏ giọt. Ví dụ, không được mua xe ô tô mới mà lại sử dụng loại ô tô cũ chưa hết “đát” nhưng lại được chi sửa chữa hàng năm với số tiền không nhỏ, hay quy định ở mỗi sở, ngành cấp tỉnh chỉ được sử dụng mỗi một chiếc ô tô công, cán bộ đi công tác ngoài ô tô công thì được thuê xe tư nhân và được quyết toán vào mục chi hoạt động, hoặc kế toán cơ quan, đơn vị hợp thức hóa chứng từ để quyết toán những khoản chi mà không được chi.
“Ở đây tôi muốn đề xuất với Chính phủ đáng chi là phải chi, chi mang lại hiệu quả để kích thích cho lao động sản xuất, chi để tái năng suất lao động, chi tăng lương cho công chức, viên chức, người lao động để ổn định cuộc sống, chi cho hoạt động hợp lý để tạo điều kiện cho hoạt động ngày một tốt hơn”- đại biểu nói.
Tuy nhiên, không vì thế mà chi không bảo đảm quy định, chưa hết năm đã hết tiền hoạt động; tiết kiệm là đúng nhưng tiết kiệm quá mức chưa hẳn đã hiệu quả.
“Đề nghị Quốc hội tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu gương mẫu trên các lĩnh vực, phát huy hiệu quả đã đạt được trong thời gian qua, kiên quyết chống lãng phí, có tiết kiệm, có chủ đích nhằm mang lại có hiệu quả và hiệu quả cao nhất” - đại biểu đoàn Đồng Tháp góp ý.
Cùng với đó, tăng cường công tác hậu giám sát, tiếp tục các nội dung liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong kế hoạch hằng năm hoặc định kỳ, nhất là những vấn đề tồn tại mà Đoàn giám sát đã chỉ ra trong báo cáo, trọng tâm là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án chậm tiến độ, đất đai còn để hoang hóa, tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm tài sản công, công sở sử dụng chưa đúng mục đích vào cổ phần hóa.
Qua đó, góp phần phát huy hiệu quả, khắc phục tốt nhất những lĩnh vực còn thiếu sót, đôn đốc, nhắc nhở, kiến nghị những cơ quan, đơn vị có những biện pháp, giải pháp căn cơ để thực hiện, Chính phủ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, người đứng đầu trên các lĩnh vực đã được Đoàn giám sát chỉ ra những hạn chế mà chưa khắc phục.
Đồng thời, nêu gương, biểu dương khen thưởng những nơi thực hiện tốt, đẩy nhanh kết luận thanh tra sau khi phát hiện những nơi có dấu hiệu sai phạm để ngăn chặn kịp thời hoặc thu hồi, xử lý tài sản thất thoát và khắc phục hậu quả.
Đặc biệt, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị từ Trung ương đến cơ sở, của cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về tiết kiệm, lãng phí của cán bộ có chức, có quyền cũng như cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ nhằm bảo đảm cho công tác này thực chất, hiệu quả.
“Tuy nhiên, không dễ gì phát hiện hoặc có phát hiện cũng chưa chắc đã mạnh dạn, dám báo cáo, cho nên việc bảo vệ người cung cấp thông tin, khen thưởng cũng là biện pháp kích thích tốt”- ông Phạm Văn Hòa đề xuất.
Vị đại biểu đoàn Đồng Tháp còn kiến nghị đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; giảm hội họp, giảm lễ hội, lễ kỷ niệm; công khai chi tiêu nội bộ; xây dựng trụ sở làm việc hợp lý, đủ hoạt động; xây dựng định mức tiêu chuẩn, chế độ chi trên các lĩnh vực để kịp thời khắc phục đúng lúc, rà soát các khoản chi không phù hợp cần phải sửa đổi, bổ sung.
Đổi mới xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các luật có liên quan đến tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp yêu cầu thực tiễn, có sơ, tổng kết để kịp thời điều chỉnh những bất cập, nhằm hạn chế thất thoát, lãng phí các nguồn lực để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả và ngày càng thực chất hơn.
Tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành ngày 15/11/2022 nêu nhiệm vụ, từ năm 2023, phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân với chủ đề, nội dung, hình thức thiết thực, hiệu quả. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đại biểu Lê Minh Nam - đoàn Hậu Giang cho rằng, cuộc vận động và phong trào thi đua sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và xây dựng văn hóa để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả, hiệu lực, thực chất và đạt được nhiều thành tựu cao hơn. |
上一篇: Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
下一篇: Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
猜你喜欢
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- Bài 2: Sản phẩm Abbott: Tư vấn, quảng cáo phớt lờ khuyến cáo
- Giá cà phê cao kỷ lục trong gần 30 năm qua
- Doanh nghiệp Việt tập trung phát triển kinh tế tuần hoàn vì sự phát triển bền vững
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- VinFast VF 7 lần đầu lăn bánh chính thức, bắt đầu nhận đơn hàng
- Hơn 1.000 người tham gia giải chạy “Tự hào hàng Việt Nam”
- Thị trường các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường
- Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng