当前位置:首页 > Cúp C1

【bóng da tv】Vì tin “cò” lúa

Chỉ vì tin “cò” lúa mà những ngày qua,bóng da tv nhiều nông dân trên địa bàn huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A phải sống trong tâm trạng hết sức lo lắng vì lúa Hè thu 2016 đã bán cho “cò” lúa được hơn 2 tháng nhưng hiện vẫn chưa lấy được hết tiền và việc liên hệ để giải quyết cũng gặp không ít khó khăn.

Nhiều người dân kéo đến Công ty Hoàng Long đòi tiền lúa vụ Hè thu 2016 do ông Lâm chưa trả. Ảnh: Q.T

Những ngày này, đến các địa phương như xã Vị Bình (huyện Vị Thủy), xã Trường Long Tây hay thị trấn Bảy Ngàn (huyện Châu Thành A) đều nghe bà con bàn tán xôn xao chuyện “cò” tính quỵt số tiền hơn 1 tỉ đồng từ mồ hôi, nước mắt của nông dân khi họ đã bán lúa xong khá lâu nhưng vẫn chưa nhận được hết số tiền, trong khi các “cò” lúa cứ kỳ kèo và hẹn lần hẹn lựa về thời gian trả. Có mặt tại ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chúng tôi nhận thấy, nhiều bà con nơi đây có tâm trạng như đang ngồi trên đống lửa, bởi không biết đến bao giờ “cò” lúa mới trả hết tiền, trong khi họ lại rất cần vốn để trang trải cuộc sống gia đình.

Điển hình như trường hợp của ông Lê Thanh Vẹn, nông dân ở ấp Trường Thọ A, trong vụ lúa Hè thu 2016 vừa qua, gia đình ông thuê 2ha đất lúa của bà con xung quanh để canh tác, đến khi thu hoạch bán cho “cò” lúa được gần 86 triệu đồng và “cò” lúa đưa trước 50 triệu đồng, còn thiếu lại gần 36 triệu đồng hứa vài ngày sau sẽ trả. Tuy nhiên, hiện lúa của ông đã gieo sạ lại hơn 2 tháng nhưng đến nay số tiền “cò” lúa còn thiếu vẫn chưa được giải quyết. Nhiều lần ông điện thoại cho “cò” lúa nhưng vẫn không liên lạc được, có chăng cũng nhận được lời hứa rồi chẳng thấy đâu.

Ông Vẹn bức xúc: “Những lần bán lúa trước diễn ra rất êm xuôi, lần này cũng tin tưởng anh em nhưng nào ngờ lại thiếu lâu và khó đòi đến vậy. Khổ nỗi là cuộc sống gia đình đang lâm vào cảnh rất khó khăn do mọi chi tiêu đều trông chờ vào tiền lời chút đỉnh từ việc mướn đất làm ruộng”.

Giống như ông Vẹn, bà Huỳnh Thị Ngọc Yến, ở cùng ấp Trường Thọ A cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Sau khi giao 16 tấn lúa (giá 4.450 đồng/kg) cho “cò”, với tổng số tiền 72,3 triệu đồng, bà Yến được “cò” lúa trả trước 60 triệu đồng, còn lại 12,3 triệu đồng đến nay vẫn biệt vô âm tín. Bà Yến than thở: “Nông dân chỉ trông chờ vào nguồn thu nhập từ cây lúa, hơn nữa vụ lúa Hè thu rồi do ảnh hưởng mưa bão nên chẳng có lợi nhuận bao nhiêu. Thế nhưng bán lúa xong, số tiền còn lại đòi hoài mà “cò” lúa không trả, gọi điện thoại không bắt máy nên bà con rất bất bình, mong ngành chức năng có giải pháp giúp nông dân lấy lại số tiền”.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, người nợ tiền là ông Trần Văn Lâm, ngụ tại xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A - một “cò lớn” đi thu gom lúa từ “cò nhỏ” về giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy sản Hoàng Long (Công ty Hoàng Long), có trụ sở tại thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Theo bà con nông dân, ông Lâm là anh ruột của giám đốc công ty này nên cánh cò lúa nhỏ rất tin tưởng. Hơn nữa, những vụ lúa trước, việc mua bán được thực hiện rất sòng phẳng, nhưng không ngờ vụ này nhiều “cò lúa nhỏ” đang trở thành con nợ của nông dân chỉ vì việc chưa trả tiền của ông Lâm. Chính vì vậy, không riêng gì bà con lo lắng mà cánh “cò lúa nhỏ” cũng đang sống trong cảnh trốn nợ nông dân và nháo nhác tìm “cò lớn” (ông Lâm) để đòi tiền giải quyết nợ.

Ông Hiền, một “cò” lúa, cũng là nạn nhân của ông Lâm, thông tin: “Những ngày gần đây, chúng tôi điện thoại cho ông Lâm nhưng ít khi ông bắt máy và đến gia đình tìm thì cũng ít gặp. Chúng tôi hỏi Công ty Hoàng Long thì họ nói đã trả tiền cho ông Lâm hết rồi nên chúng tôi rất lo lắng. Là người trực tiếp đi đặt tiền cọc, thu gom lúa trong dân về giao lại cho ông Lâm để đưa về Công ty Hoàng Long, chính vì vậy, việc ông Lâm chậm trễ trong việc gửi lại tiền để tôi trả nợ tiền lúa cho dân nên những ngày qua bà con đang xiết nợ tôi”.

Cũng theo ông Hiền, hiện không chỉ có mình ông mà ông Lâm còn thiếu tiền mua lúa của nhiều “cò nhỏ” khác, với số tiền hơn 1 tỉ đồng, của khoảng 40 hộ dân. Do “cò” Lâm là anh ruột của Giám đốc Công ty Hoàng Long, lại giới thiệu là người của công ty nên sau khi mất liên lạc với “cò” Lâm thì mới đây, nhiều người dân đã kéo đến Công ty Hoàng Long để đòi tiền lúa vụ Hè thu 2016 nhưng vẫn chưa được giải quyết. Riêng phần của ông Hiền, hiện ông còn nợ tiền của 16 hộ dân trên địa bàn huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A, với số tiền 341 triệu đồng. Để giải quyết tình hình trước mắt trong khi chờ số tiền từ ông Lâm, ông Hiền đã cầm cố xe cá nhân để trả phần nào số nợ, đồng thời làm tờ trình gửi đến UBND xã Trường Long Tây nhờ sự giúp đỡ.

Ông Võ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, cho hay: Sau khi nhận được tờ trình của ông Hiền, chúng tôi đã chỉ đạo cho ngành chức năng tiến hành mời hai bên là ông Hiền và ông Lâm lên để thỏa thuận. Nếu thành công thì thôi, trường hợp ngược lại thì chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ lên Công an và Tòa án nhân dân huyện Châu Thành A để giải quyết, vì đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, hiện người dân rất mong cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ vụ việc, đòi lại số tiền lúa mà người dân một nắng hai sương làm được. Qua sự việc này cũng là bài học kinh nghiệm cho người dân và thiết nghĩ để tránh xảy ra tình cảnh tương tự, bà con nên ký hợp đồng bán lúa trực tiếp với công ty, còn nếu bán lúa qua “cò”, tốt nhất nên nhận tiền đầy đủ khi giao lúa.

Ông Hồ Hoàng Ưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, thông tin: Trước tình hình phản ánh của người dân về việc “cò” lúa thiếu nợ tiền mua lúa của bà con trong huyện, mới đây UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện và hiện đơn vị này đã mời người được cho là trốn nợ là ông Trần Văn Lâm (anh ruột của Giám đốc Công ty Hoàng Long - PV) và một số cò lúa bị ông Lâm thiếu tiền dẫn đến nợ nông dân lên làm việc. Theo đó, ông Lâm đã thừa nhận số tiền mình còn nợ trong mua lúa trên địa bàn huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A và cam kết sẽ cố gắng sắp xếp trả đủ số tiền trên trong thời gian sớm nhất. 

 

Chúng tôi (phóng viên) có mặt tại xã Trường Long Tây vào chiều ngày 1-8, đây cũng là thời gian Công an xã hẹn ông Lâm và ông Hiền đến để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, chỉ có ông Hiền đến và sau thời gian cán bộ công an xã gọi điện thoại liên tục cho ông Lâm thì được ông Lâm trả lời là bận công việc và sẽ tự gặp ông Hiền để thỏa thuận nên ông Hiền đành ra về trong vô vọng…   

 

HỮU PHƯỚC

分享到: