当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【keo bd phap】Với internet, không có gì là rào cản

voi internet khong co gi la rao can

Nhiều DN tham gia các sàn giao dịch điện tử. (Ảnh: H.H)

Ưu điểm của “thế giới phẳng”

Gần đây, khi sự tồn tại của mối liên kết sản xuất khu vực và toàn cầu được nhấn mạnh, sự tham gia của các DNVVN được xem như chìa khóa cho thành công của nền kinh tế. Đối với các DNVVN đang hướng tới thị trường quốc tế, internet còn là một công cụ rất mạnh hỗ trợ DN vượt qua các rào cản để đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa. Theo PGS.TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, internet cung cấp những thông tin có thể giúp DNVVN giảm thiểu đáng kể những bất trắc và rủi ro, điều này đặc biệt quan trọng bởi nguồn lực của những DN này là hạn chế. “Chi phí giao dịch cũng giảm đáng kể nhờ sử dụng internet, việc mua sắm hàng hóa có sẵn trên internet có thể giảm bớt chi phí đơn đặt hàng. Nhiều DN đã biết tận dụng ưu điểm này trong thế giới phẳng” – ông Chung nói.

Một trong những công cụ hiện nay được nhiều DN sử dụng trong việc giao thương với thế giới, đó là tham gia các sàn giao dịch điện tử. Bà Đào Thu Hà, Giám đốc Công ty cổ phần SX và TM Bàn Tay Việt (sản xuất, XK hàng thủ công mỹ nghệ) cho biết: “Từ lúc bắt đầu có ý định mở rộng sang thị trường quốc tế, chúng tôi đã hiểu rằng cần có một nơi nào đó để tìm gặp khách hàng. Chúng tôi đã nghĩ và làm nhiều phương án khác nhau như tham gia hội chợ trong và ngoài nước, gửi thư chào hàng và điện thoại… Tuy nhiên, những cách thức tiếp cận này đều tốn rất nhiều chi phí và thời gian”. Sau 1 thời gian tìm kiếm trên internet, bà Hà biết được một khái niệm về B2B (kinh doanh từ DN đến DN qua thương mại điện tử-TMĐT) và hiểu rằng để kinh doanh tốt không có cách gì khác là tham gia vào các trang thương mại điện tử và DN đã tham gia gần chục trang B2B, từ đó, nguồn khách hàng của DN ngày một gia tăng, có những thời điểm DN sản xuất không kịp đơn đặt hàng.

Tìm kiếm và lựa chọn cho DN một sàn giao dịch phù hợp, ông Nguyễn Gia Hùng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Eureka Việt Nam cho biết, Eureka Việt Nam tiền thân là xí nghiệp khai thác và chế tác đá tự nhiên tại Thanh Hóa với hơn 20 năm kinh nghiệm. DN muốn đẩy mạnh hơn nữa XK đá thành phẩm nhưng bằng các kênh XK truyền thống chưa đủ, nên sau một thời gian tìm hiểu, DN đã tham gia là thành viên của sàn giao dịch điện tử Alibaba. Theo ông Hùng, sau hơn bốn năm giao thương với tư cách thành viên của Alibaba, Eureka đã đạt được những thành công rõ rệt.

Câu chuyện mà ông kể lại khá thú vị: “Có một khách hàng ở New Zealand sau khi sang Việt Nam nghỉ dưỡng tại một khu resort cao cấp thấy đá sử dụng trong khu nghỉ dưỡng đẹp quá có ý định sử dụng để xây dựng nhà của họ tại New Zealand. Sau khi lên internet tìm hiểu và biết được công ty Eureka thông qua Alibaba, qua đó họ cũng biết được sản phẩm đá sử dụng tại khu resort là do Eureka cung cấp, họ đã quyết định đặt hàng rất nhanh. Sau khi lát nhà xong, thấy đẹp và họ đã quyết định mở rộng kinh doanh mặt hàng này tại thị trường New Zealand, đồng thời ký với Eureka hợp đồng độc quyền phân phối tại thị trường này”. Ông Hùng cho biết thêm, hiện tại, hàng tháng, Eureka nhận được 100 đơn hỏi hàng từ Alibaba, 10% trong số đó là hỏi hàng chất lượng và có khả năng dẫn tới đơn hàng thực sự. Tổng kết lại, ông Hùng cho biết, 30% doanh số XK hiện nay của Eureka có được là qua Alibaba.

DN vẫn chưa tận dụng

Không sai khi khẳng định rằng hiện TMĐT và internet đã tạo ra nhiều cơ hội quan trọng cho các DNVVN, nhưng đồng thời cũng đặt DN trước một loạt thách thức mới. Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương vừa công bố một báo cáo được cho là nghiên cứu khoa học đầu tiên của Việt Nam về tình trạng sử dụng TMĐT và Internet tại Việt Nam. Theo báo cáo, số lượng DN sở hữu website riêng đã tăng đều qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là 38%, đến năm 2014 là 45%. Trong đó, các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có tỷ lệ sở hữu website cao nhất (69%). Tuy nhiên TMĐT và internet cũng khiến DNNVV nhận ra những khuyết điểm cơ bản của mình trong giao dịch với đối tác nước ngoài cũng như phải chịu một gánh nặng lớn hơn về chi phí cố định để đầu tư vào công nghệ mới. Hơn nữa, các DNVVN dễ vướng vào các vấn đề an ninh và trách nhiệm có thể phát sinh do TMĐT. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều DN vẫn chưa sử dụng công cụ thương mại này như một phần thiết yếu trong hoạt động của mình.

Theo báo cáo, sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Các tiềm năng của TMĐT chưa được khai thác tối đa. Trong bảng xếp hạng của Hãng kiểm toán quốc tế MGI về sự phát triển của TMĐT tại 23 nước phát triển và đang phát triển, Việt Nam đạt 21/100 điểm. Tổng giá trị giao dịch B2C chỉ chiếm 0,3% - 0,5% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam. Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra rằng, email là hình thức được DN sử dụng chính cho mục đích giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (67% năm 2012, 77% vào năm 2013 và 75% vào năm 2014). Điều này là do email có ưu thế về tốc độ cao, chi phí thấp và không có khoảng cách địa lý. Theo khảo sát năm 2014, số lượng DN có hơn 50% số nhân viên thường xuyên sử dụng email trong công việc tăng lên đáng kể so với năm trước (24% vào năm 2013 và 35% vào năm 2014).

Từ kinh nghiệm thương trường, có một chiến lược kinh doanh đã được các DN đúc rút: Có hai cách để phát triển phù hợp nhất cho các DNVVN bao gồm, phát triển sản phẩm và phát triển thị trường. Phát triển sản phẩm là luôn “để ý, quan tâm” đến các sản phẩm hoặc dịch vụ mới tại các thị trường đã chiếm lĩnh được, còn công nghệ thông tin với chi phí thấp sẽ mang đến cho các DNVVN cơ hội để cạnh tranh với thị trường quốc tế. Và công nghệ thông tin với chi phí thấp không gì ngoài thương mại điện tử tích hợp với công cụ của các sàn giao dịch, do đó, DN cần hiểu và nắm rõ điều này để phát triển.

分享到: