【italia u19】Ký ức vẹn nguyên

时间:2025-01-11 18:50:22 来源:88Point

Trận đánh có ý nghĩa chiến lược

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh (ở phường 5,ứcvẹitalia u19 quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh), nguyên Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4, chỉ huy trận đánh then chốt Chi khu Đồng Xoài (Đôn Luân) năm ấy không kìm được nước mắt khi kể về những đồng chí, đồng đội của mình đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, trong đó có trận đánh giải phóng Chi khu Đồng Xoài. Lấy chiếc khăn lau vội những giọt nước mắt, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh bồi hồi kể: Trong cuộc đời cầm binh đánh trận của tôi ở miền Đông Nam Bộ thì trận đánh vào Chi khu Đồng Xoài là một trong những trận đánh khó khăn nhất nhưng đạt kết quả cao nhất và ít thương vong nhất nhờ sự mưu trí, linh hoạt, tận dụng tốt thời cơ và tích cực tạo thời cơ của quân, dân ta. Đặc biệt là ta xác định đúng mục tiêu, sử dụng lực lượng đủ mạnh để tiến công mục tiêu.

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh trao đổi với phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh cho biết, Chi khu Quân sự Đồng Xoài là căn cứ khá lớn, án ngữ một đầu mối giao thông chiến lược ở miền Đông Nam Bộ và là bàn đạp để địch lấn chiếm, chia cắt vùng giải phóng của ta. Trong chi khu, địch xây dựng lô cốt, ụ chiến đấu và những bức tường dày. Xung quanh căn cứ có hàng rào thép gai các loại xen kẽ bãi mìn chống xe tăng và bộ binh. Bên ngoài căn cứ có các chốt điểm, chốt cầu số 2, đồn Phước Thiện, đồn Tạ Thế (phía Bắc). Quân địch ở Chi khu Đồng Xoài được các lực lượng gần đó và không quân địch ở Tân Sơn Nhất, Biên Hòa sẵn sàng chi viện. Có thể nói, Chi khu Quân sự Đồng Xoài là một căn cứ lớn và kiên cố, án ngữ một vị trí quan trọng, địch có thể dựa vào công sự vững chắc chống trả lại tiến công của quân ta với sự chi viện từ các lực lượng ở nhiều hướng.

Thế nhưng, đúng 5 giờ 35 phút sáng 26-12-1974, quân ta nổ súng tấn công; 8 giờ 40 phút cùng ngày, ta làm chủ được chi khu và đến 15 giờ cùng ngày, ta hoàn toàn làm chủ khu vực Đồng Xoài. Đánh chiếm được Đồng Xoài, Trung đoàn 141 bàn giao cho địa phương rồi rút lên Phước Long để tiếp tục Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, giải phóng Phước Long.

Kéo pháo không được hò

Hơn 20 tuổi xông pha trận mạc và tham gia rất nhiều trận đánh, nhưng nhắc đến trận đánh Chi khu Đồng Xoài thì những ký ức đêm 25-12 năm ấy vẫn vẹn nguyên đối với Trung tá Bùi Thanh Hiền, nguyên Tham mưu phó Sư đoàn 7, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141.

Trung tá Bùi Thanh Hiền: Kéo pháo ở Điện Biên Phủ còn được hò nhưng kéo pháo ở Chi khu Đồng Xoài thì không được hò, không được phát ra tiếng động nên sức nặng gấp bội nhưng cả tiểu đội cứ âm thầm đẩy pháo lên đồi, xuống đồi hơn 10km trong đêm

Trung tá Bùi Thanh Hiền kể, chốt Đồng Xoài năm ấy nằm ngay góc bên trái từ ngã tư đường đi lên Phước Long. Tiểu đoàn 2 do ông phụ trách đánh từ hướng Đông Bắc bên phải xuống. Đêm 25-12-1974, cả Tiểu đội 2 âm thầm kéo pháo cách xa khoảng 10km vào mà không được phát ra tiếng động. Ông nhớ lại: Kéo pháo ở Điện Biên Phủ còn được hò nhưng ở Chi khu Đồng Xoài thì không được hò, không được phát ra tiếng động nên sức nặng gấp bội, song cả tiểu đội cứ âm thầm đẩy pháo lên đồi, xuống đồi hơn 10km trong đêm. Rạng sáng hôm sau, khi nổ súng tấn công thì các loại pháo cối của ta từ các tiểu đội áp chế mãnh liệt vào những mục tiêu chi viện cho bộ binh mở cửa, đánh chiếm mục tiêu đầu cầu. Khi pháo chuyển làn, từ các hướng quân ta nhanh chóng tổ chức đánh chiếm mục tiêu và khu vực đầu cầu. Trên hướng chủ yếu, địch dùng hỏa lực bắn chặn mãnh liệt, ta phải tổ chức thêm một mũi vu hồi mới tiêu diệt được các hỏa điểm của chúng. Trận đánh xong, ta chiếm được chi khu, thu dọn chiến trường và làm công tác thương, bệnh binh, sau đó nhận lệnh cấp trên rút lui nhanh kẻo địch đánh bom hủy diệt. Đúng như dự đoán của cấp trên, ngay trong chiều 26-12-1974, một chiếc máy bay F5 của không quân ngụy ném bom nhưng chệch hướng nên quân ta thương vong ít.

Trong Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, Đồng Xoài là vùng giải phóng sớm với chiến thắng giòn giã ngày 26-12-1974, ta giải phóng hoàn toàn quận lỵ Đôn Luân và Đường 14, tạo điều kiện to lớn cho Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giành thắng lợi, giải phóng tỉnh lỵ Phước Long ngày 6-1-1975. Đây là đòn trinh sát chiến lược giúp Bộ Chính trị củng cố quyết tâm, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Niềm vui và nỗi lo ngày giải phóng

Ngày đó, ông Nguyễn Phương Mỹ là Trung đội trưởng Trung đội B3-K17, đơn vị địa phương được giao nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 triển khai đánh địch ở 3 hướng: Tà Bế, Lô 1 và sân bay. Ông Mỹ bồi hồi kể lại: Vẫn biết cái chết cận kề trước mặt nhưng chúng tôi bước vào trận đánh rất phấn chấn và quyết tâm. Có một chi tiết bản thân nhớ mãi đó là tôi và anh Toàn (đồng đội) đã bắn súng cối 82 không bàn đế, không chân, dùng dép cao su để kê nòng. Thế mà chúng ta đã tiêu diệt được 12 tên lính trong Chi khu Đồng Xoài… Trận đánh diễn ra nhanh chóng và vô cùng ác liệt. Giải phóng xong, tiếp quản Đồng Xoài, khoảng 4.370 người dân ở 8 ấp chiến lược ào ra vui sướng, nhưng đặt ra cho chúng tôi nỗi lo rất lớn. Bởi đa số người dân trong ấp chiến lược sống bằng gạo của chế độ cũ chứ không tự lao động, sản xuất. Công nhân cao su thì làm nô lệ cho các chủ đồn điền. Khi nghe giải phóng, họ ôm quần áo bỏ chạy theo quân ta nên làm sao để giải quyết cái ăn cho dân lúc này là vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, một số người băn khoăn, không biết nên theo quân giải phóng hay lại bị bắt vào ấp chiến lược nên tìm cách về quê hoặc về Sài Gòn. Vì thế, lúc đó vai trò của Tổ công tác chính trị, lực lượng cán bộ đầu mũi K17 rất quan trọng. Họ vừa làm công tác binh vận, cứu thương vừa làm dân vận, ổn định tư tưởng nhân dân. Ngay hôm đó, các biện pháp được triển khai, cán bộ phối hợp với lực lượng vũ trang lên Bù Đốp vận tải gạo, lương thực về cứu đói kịp thời cho dân. Đường đi vô cùng hiểm trở, khó khăn nhưng chúng tôi chẳng thấy mệt bởi không gì tốt đẹp và trân trọng hơn được giải phóng.

Ông Nguyễn Phương Mỹ: Sau giải phóng, người dân trong ấp chiến lược ào ra rất nhiều nên giải quyết cái ăn cho dân trong những ngày đầu giải phóng là vấn đề cực kỳ nan giải

Ngày giải phóng Đồng Xoài đã trở thành một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của quân và dân ta, là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và khát vọng hòa bình, tự do của nhân dân Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung. Đây là sự kiện quan trọng góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Đồng Xoài là dịp để chúng ta tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước, đồng thời là cơ hội để mỗi người dân thể hiện tinh thần trách nhiệm trong gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. Với tầm nhìn chiến lược và tinh thần đoàn kết của toàn dân, Đồng Xoài sẽ tiếp tục vươn xa, khẳng định vị thế của một thành phố trẻ hiện đại, sinh thái, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phước.

推荐内容