【villarreal – celta】Ngành Tài chính: Cải cách hành chính đi vào thực chất
Những đánh giá của Chính phủ,ànhTàichínhCảicáchhànhchínhđivàothựcchấvillarreal – celta của các bộ, ngành và người dân, doanh nghiệp (DN), các tổ chức quốc tế đã thể hiện điều đó.
Nỗ lực cải cách cho thấy sự ưu việt của chính sách
Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm điều kiện kinh doanh được các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai quyết liệt. Nhiều thủ tục được loại bỏ, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân và DN, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; các chỉ số nộp thuế, hải quan được cải thiện về thứ bậc xếp hạng.
Năm nay là năm thứ 3, Bộ Tài chính thực hiện việc đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Qua thực hiện bộ chỉ số CCHC đã giúp việc theo dõi, đánh giá kết quả CCHC tại các đơn vị được khách quan, công bằng, lượng hóa kết quả triển khai tại các đơn vị. Trên cơ sở đánh giá, Bộ Tài chính đã đề ra giải pháp góp phần triển khai có hiệu quả công tác CCHC theo đúng yêu cầu đặt ra của Chính phủ.
Theo Báo cáo môi trường kinh doanh - Doing Business (DB) năm 2018 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2017 (WB thường công bố sớm trước 1 năm theo số liệu ước tính), môi trường kinh doanh của Việt Nam có sự cải thiện mạnh, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế, cải thiện 14 bậc so với năm 2017, trong đó đặc biệt là chỉ số nộp thuế đã có sự cải thiện ngoạn mục với 81 bậc từ thứ 167 lên vị trí 86/190 nền kinh tế.
Chỉ số CCHC (Par Index), trong 4 năm qua (từ năm 2014 đến năm 2017) Bộ Tài chính luôn trong nhóm 3/19 bộ, cơ quan ngang bộ đứng đầu và về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index), Bộ Tài chính 5 năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2017) đứng thứ nhất trong khối các bộ, ngành.
Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh công tác CCHC và công bố chỉ số CCHC năm 2017 của Bộ Tài chính tổ chức sáng 12/9, ông Nguyễn Nguyên Dũng - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ đánh giá cao nỗ lực cải cách TTHC, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ về thể chế của Bộ Tài chính thời gian qua. Ông Nguyễn Nguyên Dũng đề nghị Bộ Tài chính cần có giải pháp tập trung cải thiện các chỉ số cải cách còn chưa cao và tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong thực thi các TTHC.
Ông Ngô Quang Phát - Phó Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ cũng đánh giá cao công tác CCHC của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính là 1 trong 4 bộ, ngành đã thực hiện bộ chỉ số đánh giá CCHC tại bộ mình. “Những đánh giá rất khách quan, đúng nhiệm vụ CCHC theo quy định chung của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời thực hiện nhiệm vụ riêng là xây dựng và tham mưu cho Chính phủ về công tác CCHC công”, ông Ngô Quang Phát nói.
Vị đại diện đến từ Vụ CCHC của Bộ Nội vụ còn nhận định: Lãnh đạo Bộ Tài chính đã quan tâm chỉ đạo công tác CCHC và ngành Tài chính tích cực cải cách thủ tục thuế, hải quan. “Trong 5 năm qua Bộ Tài chính luôn nằm trong top 3 và rất ổn định trong chỉ số CCHC. Bộ Tài chính đã chủ động tham gia xác định bộ chỉ số CCHC không chỉ của bộ mà còn của các bộ ngành, địa phương trong cả nước. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ Tài chính đã thực hiện các nhiệm vụ về công tác tài chính công, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong thực hiện nhiệm vụ này”, ông Ngô Quang Phát chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, đối với 2 nội dung trong CCHC Bộ Tài chính còn đứng thứ hạng 12/19 và 13/19 bộ, ngành, một số ý kiến đến từ đại diện các bộ, ngành đề nghị Bộ Tài chính cần có giải pháp cụ thể để cải thiện thứ hạng về CCHC của những tiêu chí này.
Phấn đấu chỉ số cải cách theo tiêu chuẩn OECD
Bộ Tài chính đã đưa ra 8 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác CCHC trong thời gian tới, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD.
Trong đó, Bộ Tài chính vẫn đề cao giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Đây được cho là giải pháp quan trọng trong tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao tại chương trình, kế hoạch hàng năm của bộ và của các đơn vị. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai một số giải pháp, như: phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách TTHC, lấy người dân, DN làm trung tâm; xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính; chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Nhóm giải pháp cuối cùng là nhóm giải pháp về công tác theo dõi, đánh giá chấm điểm Chỉ số CCHC của Bộ Tài chính hàng năm. Đây là nhóm giải pháp được một số đại diện đến từ khối bộ, ngành tham dự hội nghị đánh giá cao. Theo vị đại diện đến từ Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ, đây là giải pháp quan trọng để đánh giá, giám sát việc tổ chức thực hiện. Theo ông, có giám sát thì việc thực hiện CCHC mới hiệu quả và đi vào thực chất.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị để làm rõ những việc chưa làm được, cũng như lắng nghe tiếp thu ý kiến của đại diện các bộ, ngành, Văn phòng Chính phủ. Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị thuộc bộ xử lý ngay những tồn tại để thực hiện tốt cải cách TTHC trong thời gian tới.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng yêu cầu các đơn vị thuộc bộ phải thực hiện đúng báo cáo hàng quý tiến độ thực hiện chính phủ điện tử; thực hiện chế độ báo cáo trong nội bộ cơ quan bằng báo cáo điện tử và chữ ký số; công bố chậm nhất 3 ngày ngay sau khi TTHC được ban hành. Đồng thời, phải sớm trình để quyết định khung cấu trúc chính phủ điện tử trong lĩnh vực tài chính; tuân thủ kỷ luật kỷ cương của cán bộ công chức trong thừa hành công vụ, thể hiện ở số lần, số văn bản, số trường hợp trả lời chậm câu hỏi của dân; nâng cao tỷ lệ thực hiện TTHC cấp độ 3, 4 lên 60% vào cuối năm nay và lên 90% vào năm 2019; thực hiện quyết định của Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công ích, trừ các thủ tục đã thực hiện ở cấp độ 3, 4…
Giai đoạn 2016 đến nay (tính đến ngày 10/8/2018) đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 TTHC và đơn giản hóa 898 TTHC, cụ thể: - Lĩnh vực thuế cắt giảm 97 TTHC, đơn giản hóa 308 TTHC. - Lĩnh vực hải quan cắt giảm 42 TTHC, đơn giản hóa 181 TTHC. - Lĩnh vực KBNN cắt giảm 35 TTHC, đơn giản hóa 22 TTHC. - Lĩnh vực chứng khoán đơn giản hóa 161 TTHC. - Lĩnh vực tài chính khác đơn giản hóa 226 TTHC. Lĩnh vực tài chính hiện còn lại 960/1.045 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế còn 298 TTHC, lĩnh vực hải quan còn 180 TTHC, lĩnh vực chứng khoán còn 183 TTHC, lĩnh vực KBNN còn 22 TTHC và lĩnh vực tài chính khác còn 277 TTHC). |
Bên lề hội nghị đẩy mạnh công tác CCHC của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn và lãnh đạo Tổng cục Thuế; lãnh đạo một số vụ, cục của Tổng cục Hải quan, Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) đã trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí. Phóng viên TBTCVN đã lược ghi một số ý kiến trên.
* Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn:
Tiếp tục cải cách để hiện đại hóa ngành Tài chính
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Thời gian qua, ngành Tài chính đã đạt được những kết quả bước đầu về cải cách TTHC và hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng tôi cho rằng, có 4 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới cần tập trung thực hiện.
Thứ nhất, về thể chế chính sách, tập trung vào 2 luật và 3 nghị định, như: Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Chứng khoán (sửa đổi), nghị định về hóa đơn điện tử, nghị định về kiểm tra chuyên ngành và một cửa quốc gia... để hiện đại hóa công tác quản lý, theo tiêu chuẩn của OECD. Tập trung sửa đổi Luật Chứng khoán để huy động được nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, chuyển đầu tư của khu vực doanh nghiệp (DN) dựa nhiều vào tín dụng hiện nay sang cổ phiếu và trái phiếu DN.
Thứ hai, Bộ Tài chính tập trung giảm TTHC. Chúng tôi đã hoàn thiện và trình Chính phủ nghị định, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 190/370 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp liên quan đến công tác hiện đại hóa TTHC. Hiện nay, ngành Tài chính có 961 thủ tục; 54% vẫn ở cấp độ 1, 2; 46% cấp độ 3, 4. Mục tiêu đề ra là năm 2020 đạt tối thiểu 90% TTHC ở cấp độ 3, 4; cần đề ra lộ trình 6 tháng tăng 10% - 15% thủ tục lên cấp độ 3, 4 trong tổng số 961 TTHC.
Thứ tư, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, cải cách thu gọn đầu mối bộ máy hành chính của cơ quan Bộ Tài chính cũng như của các đơn vị trong toàn ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành chi cục thuế khu vực trực thuộc cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đã đưa ra chiến lược trong 3 năm giảm 340/711 chi cục hiện nay; Kho bạc hiện đã giảm hơn 60 phòng giao dịch. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục cơ cấu để đảm bảo hiệu quả, tinh giản bộ máy.
* Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Nguyễn Đại Trí:
Ngành Thuế cũng được hưởng lợi từ cải cách
Ông Nguyễn Đại Trí |
Kết quả CCHC thuế của Việt Nam trong những năm qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo đánh giá kết quả Chỉ số Nộp thuế của Việt Nam trong Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận hầu hết các cải cách mà cơ quan Thuế Việt Nam đã triển khai. Điều đó thể hiện chủ trương CCHC đúng đắn của Chính phủ, cùng với sự sát sao chỉ đạo của Bộ Tài chính và sự quyết liệt, nỗ lực của toàn ngành Thuế. Mới đây, kết quả quán quân của Bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018 là nhóm TTHC thuế với chi phí tuân thủ thấp nhất và thời gian để DN thực hiện thủ tục thuế cũng ngắn nhất là đánh giá mới nhất cho những nỗ lực của ngành Thuế trong CCHC.
Trong quá trình thực hiện CCHC, bên cạnh mục tiêu cắt giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế (NNT), ngành Thuế luôn chú trọng việc tạo thuận lợi cho NNT trong thực hiện TTHC thuế từ khâu tra cứu, tiếp cận thông tin, đến lập hồ sơ, gửi và nhận kết quả… Ngành Thuế luôn lấy DN, NNT làm trung tâm và sự hài lòng của NNT là thước đo, là động lực của mình trong việc thực hiện cải cách TTHC. Công tác quản lý thuế ngày càng được cải thiện từ công cuộc cải cách TTHC, chính ngành Thuế cũng được hưởng lợi từ việc thực hiện cải cách.
Trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay, việc CCHC là yêu cầu tất yếu khách quan, CCHC thuế góp phần nâng cao môi trường cạnh quốc gia, kết quả như chúng ta đã biết, đầu tư nước ngoài liên tục tăng trong những năm qua. Cùng với đó là sự nhìn nhận, đánh giá của các tổ chức xếp hạng trên thế giới như: World Bank; Diễn đàn kinh tế thế giới; Tạp chí Forber… cũng là động lực của CCHC nói chung và CCHC thuế nói riêng.
* Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính Hoàng Xuân Nam:
Tập trung xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Tài chính
Ông Hoàng Xuân Nam |
Để phát huy kết quả đạt được và nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp mới mang lại, thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra đối với đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính tập trung triển khai một số giải pháp quan trọng đối với công nghệ.
Đó là, tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong hoạt động của ngành Tài chính, đặc biệt trọng tâm vào công nghệ dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, công nghệ blockchain, công nghệ internet vạn vật kết nối. Trước mắt sẽ tập trung hoàn thành xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ Tài chính phù hợp với kiến trúc Chính phủ Việt Nam phiên bản cập nhật 2.0, tổ chức hoàn thành xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính trên nền tảng của công nghệ dữ liệu lớn, đảm bảo sự kết nối tích hợp, chia sẻ thông tin giữa bộ Tài chính với các bộ, ngành khác cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN trong tiếp cận thông tin với ngành Tài chính.
Đồng thời chúng tôi triển khai xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo ngành Tài chính dựa trên cơ sở dữ liệu lớn và thông tin tích hợp của ngành Tài chính. Ngoài ra, chúng tôi thiết lập môi trường làm việc điện tử và xây dựng Cổng giao tiếp của ngành Tài chính theo hướng tích hợp với Cổng giao tiếp của Chính phủ, trong đó, đặc biệt đẩy mạnh sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho người dân và DN để trả lời, giải đáp thắc mắc đối với các lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ Tài chính.
Đối với việc triển khai hỏi đáp tự động, giải đáp các chính sách ngành Tài chính, từ năm 2017, chúng tôi đã áp dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ triển khai giải đáp thắc mắc của người dân và DN.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Tài chính, bảng xếp hạng về chỉ số ICT index năm 2018, Bộ Tài chính liên tiếp nhiều năm liền dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT trong khối các bộ, ngành và cơ quan trung ương.
* Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan Nguyễn Trần Hiệu:
Hầu hết thủ tục hải quan được điện tử hóa
Ông Nguyễn Trần Hiệu |
Cải cách thể chế đã làm giảm bớt số lượng TTHC lĩnh vực hải quan, từ 239 thủ tục trước khi có Luật Hải quan 2014 giảm xuống còn 183 thủ tục hiện nay. Phần lớn TTHC được đơn giản hóa về hồ sơ giấy tờ, phương thức thực hiện hầu hết được điện tử hóa, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp (DN). Vừa qua Tổng cục Hải quan đã đề xuất cắt giảm 15/31 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan.
Ngành Hải quan đã thực hiện kết nối hệ thống thông tin giữa cơ quan hải quan và các ngân hàng thương mại, cho phép DN xuất nhập khẩu (XNK) nộp thuế 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Cùng với đó triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), kết nối hệ thống CNTT giữa cơ quan hải quan và DN kinh doanh cảng, các hãng vận tải XNK, DN kinh doanh kho bãi, cho phép kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK nhưng vẫn tạo thông thoáng cho hàng hóa XNK, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Theo công bố mới nhất của WB, năm 2017 thời gian để làm thủ tục hải quan trong tổng thời gian làm thủ tục đối với một lô hàng nhập khẩu (NK) chỉ chiếm 11% và đối với hàng xuất khẩu (XK) thời gian làm thủ tục chỉ chiếm 4% trong tổng thời gian làm thủ tục đối với lô hàng XNK, góp phần làm chi phí TTHC trong lĩnh vực hải quan nằm trong top 3 nhóm các lĩnh vực có chi phí thấp nhất, theo công bố mới đây của Văn phòng Chính phủ.
Minh Anh - P.V (lược ghi)
(责任编辑:Thể thao)
- Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- Trang điểm “chuyên nghiệp” nhưng dùng mỹ phẩm nhái, giả
- Hết đường nhập lậu gia cầm
- Đồ lót dởm nhái hàng hiệu
- Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Giật mình hàng Diana thứ phẩm ra thị trường
- Niềm tin của người tiêu dùng Việt đang lên
- Nhập nhèm... thịt dê
- Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- Phạt nặng doanh nghiệp “tự làm rởm” mũ bảo hiểm
- Nguy cơ nhiễm bệnh từ kem dạo
- Kinh hoàng giả cầy được chế biến từ chân giò thối.
-
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão số 1 gây ...[详细] -
5.000 tấn mì chính Tàu lén vào bữa ăn người Việt
Tổng cục Hải quan vừa cho biết, qua kiểm tra trên hệ thống quản lý giá tí ...[详细] -
Ông hút sản xuất từ nhựa... phế thải bốc mùi?
Ống hút dùng... nhiều lầnTheo một số chủ quán nước trên địa bàn th ...[详细] -
Ống nghe và bàn tay bác sĩ dễ gây nhiễm khuẩn
Để so sánh mức độ ô nhiễm của bàn tay và ống nghe của bác sĩ v&agr ...[详细] -
Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân.Chính p ...[详细] -
Thiết bị làm mát cho trẻ: Cẩn thận nguy hiểm
Quạt đa năng mini được nhiều cha mẹ mua cho con sử dụngTrên mạng xã hội, trang mua b&aa ...[详细] -
Thu hồi máy hút sữa Playtex gây giật điện
Sản phẩm bị thu hồi có mã số P1234-XXXX đến mã P13205-XXXX, được sản xuất trong ...[详细] -
1. Để tránh dây bẩn khi đánh mascara, đặt một thìa nhựa (cong) lên ...[详细]
-
Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
Nhận định bóng đá Macarthur FC với Adelaide United hôm nayTrong lịch sử đối đầu ...[详细] -
Gián đất Trung Quốc tuồn về Việt Nam
"Các bạn cần bao nhiêu chúng tôi cũng đáp ứng đủ số lượng dù ...[详细]