当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả trận iraq】Minh bạch và công khai trong quản lý NSNN

BPO - Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội khóa XIII, ckết quả trận iraq kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25-6-2015 và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Luật mới đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng với mục tiêu nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong công tác quản lý ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi ngân sách; nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,... Điều đáng lưu ý là các quy định về công khai minh bạch ngân sách đã có những sửa đổi, bổ sung cụ thể, rõ ràng, minh bạch hơn. Bài viết dưới đây xin giới thiệu cùng bạn đọc về những nội dung đáng lưu ý này:

*Đối tượng phải được công khai, minh bạch:

 Theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, đối tượng phải được công khai, minh bạch là các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy định của pháp luật phải thực hiện công khai số liệu thu - chi ngân sách.

Đồng thời luật mới cũng đã bổ sung quy định về công khai các thủ tục ngân sách nhà nước, bao gồm: Các quy định về quy trình, thủ tục kê khai, thu, nộp, miễn giảm, gia hạn, hoàn lại các khoản thu; tạm ứng, cấp phát, thanh toán ngân sách nhà nước đối với cơ quan thu, cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Cụ thể, tại điểm b, Khoản 1, Điều 15 có quy định hình thức công khai ngân sách nhà nước: Việc công khai ngân sách nhà nước được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức: công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;… Và tại Khoản 4 của điều này có nêu rõ chế tài đối với hành vi cố tình không công khai ngân sách nhà nước: 4. Các đối tượng có trách nhiệm phải thực hiện công khai theo quy định…, nếu không thực hiện công khai đầy đủ, đúng hạn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

*Những nội dung phải công khai:

Về những nội dung phải công khai, luật quy định rõ là dự thảo dự toán ngân sách trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, qua đó tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức xã hội giám sát công tác quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, bố trí ngân sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời với việc công khai dự toán ngân sách từ khâu trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp giúp cho công tác công khai minh bạch ngân sách phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc biệt là Chỉ số Ngân sách mở (OBI) của Tổ chức Quan hệ đối tác ngân sách quốc tế IBP, yêu cầu cao việc công khai ngân sách từ khâu dự thảo ngân sách trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Đồng thời, luật mới cũng yêu cầu phải công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách, cùng với báo cáo thuyết minh, giải trình ngân sách. Việc bổ sung thêm nội dung công khai tình hình thực hiện ngân sách giúp cho việc theo dõi thông tin công khai được liên tục từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách; đồng thời, các báo cáo thuyết minh về dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách đi kèm với số liệu công khai ngân sách, giúp cho việc công khai gắn với minh bạch và tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Đối với kết quả thực hiện các kiến nghị của cơ quan kiểm toán. Luật yêu cầu việc công khai báo cáo kết quả kiểm toán, cũng như kết quả thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán giúp cho việc thực hiện các khuyến nghị kiểm toán được nghiêm túc và tăng cường giám sát của người dân đối với việc thực hiện các khuyến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước.

* Về thời gian công khai ngân sách: 

Theo quy định trong luật, thời gian công khai ngân sách đã được rút ngắn so với quy định hiện hành. Cụ thể, đối với báo cáo đề xuất dự toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ gửi đại biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân gửi đại biểu Hội đồng nhân dân. Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành (thay vì quy định 60 ngày như hiện nay). Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm được công khai khi Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm và kỳ họp giữa năm sau.

* Về giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng:

Một trong những điểm mới đáng lưu ý nhất trong luật Ngân sách nhà nước là đã bổ sung một điều quy định về việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng, trong đó quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức việc giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng. Theo đó, nội dung giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng gồm: Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; việc thực hiện công khai ngân sách nhà nước theo quy định của Luật NSNN.

Tuy nhiên, để những quy định của Luật Ngân sách nhà nước sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, thì Chính phủ, Bộ Tài chính cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.

H.L

分享到: