【kết quả vđqg hà lan】Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ
Bởi làm thế nào để có tiền và sử dụng tiền như thế nào để đạt được mục tiêu đặt ra với chi phí tiết kiệm nhất, giúp lĩnh vực KHCN nước nhà cất cánh đã được nhiều bộ, ngành có liên quan tính đến.
Tư nhân còn đứng ngoài cuộc
Nếu nhìn vào mức chi 2% tổng chi NSNN cho KHCN thì Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ chi cao, thậm chí cao hơn cả các nước có nền KH phát triển. Bất cập lớn nhất ở đây là nguồn chi cho phát triển KHCN ở nước ta chủ yếu do NSNN, trong khi các nước khác tỷ lệ đầu tư ngoài ngân sách rất lớn, thường gấp 3-5 lần, thậm chí có nước gấp 10 lần nguồn đầu tư từ ngân sách. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã từng chỉ ra những bất cập: Tiền ít nhưng khi phân bổ về địa phương thì gần một nửa bị chi sai mục đích, số còn lại chi dàn trải, hiệu quả không cao.
Theo TS. Lê Xuân Trường, Học viện Tài chính, có 3 nguồn đầu tư chính cho KH&CN đó là: NSNN, khu vực tư nhân (các DN và cá nhân) và các tổ chức quốc tế. Trong đó, hiện nay chỉ có 2 nguồn chủ yếu là từ NSNN và khu vực tư nhân. Nhưng “gần đây chúng ta đã nhận thức được một điểm yếu cần khắc phục ở Việt Nam là đầu tư của khu vực tư nhân cho nghiên cứu KH và phát triển KHCN còn ít”, TS. Trường cho hay.
Hiện nay, mức đầu tư từ khu vực này chỉ bằng một nửa so với NSNN. Năm 2011 trong khi đầu tư của Nhà nước cho KHCN xấp xỉ 700 triệu USD thì đầu tư của xã hội chỉ ở mức 300 triệu USD. Trong khi, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư cho KHCN, như Luật Thuế TNDN cho phép DN trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập Quỹ Phát triển KHCN thì sự tham gia của các DN còn khiêm tốn so với các nước trên thế giới. (Xem thêm bài “Quỹ đổi mới KHCN ế vốn” - trang 8 số báo này).
Qua nghiên cứu, TS. Lê Xuân Trường chỉ ra rằng, đối với những lĩnh vực có thể trực tiếp tạo ra hàng hóa, dịch vụ cá nhân như việc nghiên cứu chế tạo máy móc, chế tạo công nghệ sản xuất mới, chế tạo vật liệu mới… là lĩnh vực đầu tư của khu vực tư nhân, Nhà nước không nên đầu tư bởi đầu tư của các DN cho nghiên cứu và phát triển KHCN là lẽ sống còn trong điều kiện nền kinh tế tri thức.
Nhà nước chỉ trực tiếp chi ngân sách cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu tạo nền tảng phát triển cho các ngành kinh tế và nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn mà khu vực tư nhân không thể đầu tư.
Cơ chế Quỹ sẽ thoáng hơn
Tín hiệu vui phát đi từ người đứng đầu Bộ KH &CN cho thấy, sẽ có cơ chế tài chính đặc thù cho nhiệm vụ KHCN. Việc cải cách cơ chế cấp phát kinh phí cho nhiệm vụ KHCN là hết sức cần thiết và đã được nêu trong Nghị quyết số 20 Hội nghị TƯ 6 (khóa XI). Theo Bộ trưởng Bộ KH &CN Nguyễn Quân, Trung ương đã nhất trí cao việc mở rộng áp dụng cơ chế tài chính của Quỹ Phát triển KHCN. “Với cơ chế Quỹ, chúng ta có thể làm việc chủ động. Sau khi tổng hợp dự toán ngân sách, tiền sẽ sẵn sàng cho các nhà khoa học.
Đối với cơ chế quỹ, không phải quyết toán theo năm mà theo hợp đồng và kinh phí không sử dụng hết năm trước sẽ được tự động chuyển sang năm sau, tạo thuận lợi nhất cho các nhà KH. Bộ KH& CN sẽ thể chế hóa những chủ trương này qua Luật KHCN sửa đổi”, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã khẳng định như vậy trong Chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” mới đây.
Theo Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) Nguyễn Việt Hồng, để khuyến khích việc hình thành các quỹ ngoài ngân sách đầu tư cho KHCN, trong thời gian đầu khi các quỹ mới thành lập, chưa đủ mạnh thì NSNN có thể hỗ trợ một phần vốn thành lập ban đầu cho các quỹ này, coi đây là vốn “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác. Các cơ quan quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, quay vòng và bảo toàn vốn cấp ban đầu của NSNN có hiệu quả và ngày càng tăng trưởng.
Minh chứng cơ chế tài chính đã thoáng hơn, TS. Bùi Tiến Dũng đến từ trường Quản lý KH&CN (Bộ KH &CN) cho rằng, ngay từ năm 2008, Chính phủ đã lập Quỹ Phát triển KH & CN quốc gia. Thông qua Quỹ này nhà KH có thể được tài trợ lên đến 25.000 USD và được toàn quyền chi tiêu số tiền được cấp mà không phải lo hợp pháp hóa chứng từ như cách làm của nhiều đề tài đang thực hiện hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Dũng, ở một góc độ khác, quyền tự chủ tài chính trao cho các tổ chức KH & CN cũng phải đi đôi với thay đổi trong quản lý.
Trong nhóm giải pháp từ phía Bộ Tài chính đưa ra, được biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn lực đầu tư KHCN, đồng thời có các chính sách đột phá để tăng cường đầu tư từ khu vực tư nhân cho hoạt động này. Trong đó, sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính khuyến khích việc huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển KHCN; hoàn thiện quy định về việc các cơ sở KHCN công lập hợp tác, liên kết với địa phương, DN và cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ KHCN.
Hy vọng, với nỗ lực từ phía các cơ quan của Chính phủ, sẽ tiếp tục nhận được sự hưởng ứng từ phía các DN và cá nhân để sự liên kết 3 nhà “nhà nước - nhà DN - nhà KH” sẽ tạo thành động lực mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động KHCN của nước ta phát triển vững chắc.
Minh Anh
下一篇:Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
相关文章:
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Con 2 tháng mổ 3 lần, cha bán bò cũng không lo đủ
- Mẹ trẻ bệnh tim chỉ biết ôm con 6 tháng chờ sữa từ hàng xóm
- Trích khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp
- Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- Điều kiện đi làm sớm sau khi nghỉ thai sản
- Chồng chết cùng khoản nợ khổng lồ, mẹ khiếm thị không nuôi nổi 2 con đi học
- Cha mắc bệnh lạ, con trai ung thư vật vã với những giấc ngủ ngồi
- Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 4/2020
相关推荐:
- Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- Cha bệnh nặng sắp chết chỉ mong có tiền mua sữa cho con
- Chim Vịt kêu chiều
- Nợ mẹ thàng Ba
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Báo VietNamNet trao quà Tết cho người nghèo ở vùng biên Lào Cai
- Rớt nước mắt cảnh gà trống nuôi con, chăm vợ u não ở Quảng Trị
- Xử phạt khi xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- Con đã cưa mất một chân, mẹ còn vài sào khoai mì lo không nổi
- Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
- Ngập cao tốc Phan Thiết
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh