【lịch đá mu hôm nay】Khó tuyển sinh, trường nghề chuyển hướng bám sát DN

时间:2025-01-11 08:52:24来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

thuc hanh

Một giờ học thực hành điện tử của sinh viên Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long. Ảnh: Mai Đan

Kết nối DN để đảm bảo đầu ra

Đánh giá về công tác tuyển sinh năm nay,ótuyểnsinhtrườngnghềchuyểnhướngbámsálịch đá mu hôm nay ông Trần Bình An -Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp (DN) và tuyển sinh – Trường Cao đẳng công nghệ (CĐCN) Hà Nội cho rằng, việc tuyển sinh năm nay hết sức khó khăn. Tại Trường CĐCN Hà Nội, chỉ có một số ngành đặc thù là có thể tuyển đủ chỉ tiêu. Kết thúc đợt tuyển sinh lần 1, tỷ lệ đăng ký mới đạt 60%. Ông An cho rằng, mặc dù các trường được phép tuyển sinh đến hết 31/12/2017, nhưng với tình hình khó khăn như hiện nay thì cũng không khả quan hơn.

Để thu hút thí sinh cũng như giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các DN, từ năm 2012, trường CĐCN Hà Nội đã triển khai chương trình đào tạo kép theo mô hình của Đức; trong đó gắn chặt việc học với nâng cao kỹ năng tay nghề cho sinh viên, nâng tỷ lệ thực hành đào tạo hiện nay lên 70%.

Hiện nay, nhà trường đã kết nối và cung cấp lao động thường xuyên cho các DN như: Samsung, Canon, Tổng công ty Lilama, Tập đoàn Hòa Phát. Sinh viên cũng được trực tiếp học ngay tại DN. Với việc đào tạo sát thực tế, sinh viên không chỉ được tiếp cận với công nghệ, môi trường DN để không bị bỡ ngỡ khi ra trường mà DN cũng tuyển dụng được thêm lao động sau tốt nghiệp. Ông An cho biết, nhờ đó hầu hết sinh viên ra trường không mất nhiều thời gian chờ đợi công việc, trường hợp chậm nhất cũng chỉ khoảng 1 tháng.

Bên cạnh đào tạo theo các chương trình truyền thống, trường đang mở rộng đào tạo cho đối tượng lao động đi xuất khẩu. Theo đó, trường thực hiện đào tạo cả ngày, chú trọng đến các kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập như ngoại ngữ, văn hóa nước bản địa, kỹ năng sống.

Ông An cũng cho rằng, nhà trường không thực hiện việc cam kết việc làm. “Chúng tôi đào tạo để trang bị kỹ năng chứ không muốn cam kết mang tính sáo rỗng. Quan trọng là quá trình thực hiện, thay vì cam kết chúng tôi đưa ra các chiến lược đào tạo phù hợp” - ông An nói.

Chú trọng đào tạo ngắn hạn

Chung nỗi niềm tuyển sinh như các trường nghề, ông Phạm Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long cho biết, năm nay cao đẳng tuyển sinh đã khó, trung cấp lại càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh này, nhà trường đã phải tìm mọi giải pháp để thích nghi, trong đó có chuyển hướng đào tạo.

“Việc tuyển sinh hiện nay rất khó khăn, bản thân trường đã phải tự chuyển hướng mới tuyển đủ chỉ tiêu. Có những thời gian chúng tôi tập trung đào tạo lại cả cho lao động đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học để họ tự chuyển nghề” - ông Vinh nói.

Bên cạnh đào tạo cho nhóm đối tượng đã tốt nghiệp THPT thì cách đây 4 năm, nhà trường đã bắt đầu tập trung vào đối tượng công nhân tại các khu công nghiệp (KCN). Ngoài ra, mở rộng đào tạo sang cả đối tượng mới tốt nghiệp trung học cơ sở nhằm làm đúng chủ trương phân luồng học sinh.

Theo ông Vinh, việc này không chỉ giúp các em tiếp cận sớm hơn với thị trường lao động sau khi đủ 18 tuổi mà còn góp phần tiết giảm chi phí đào tạo. Đây là một định hướng rất tích cực trong bối cảnh tâm lý vào học nghề của phụ huynh và học sinh đã được cải thiện đáng kể so với trước kia. Ông Vinh cho biết, bên cạnh đào tạo dài hạn thì việc triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn được xác định là một trong hai định hướng quan trọng của nhà trường.

Theo đó, việc đào tạo ngắn hạn hầu hết đều theo đặt hàng của DN. Đặc biệt, việc đào tạo sẽ cân đối tỷ lệ học tại trường và khả năng thực hành tại DN, tỷ lệ thực hành hiện nay chiếm 70%. Ông Vinh bày tỏ ít nhất trong 5 – 10 năm tới, đào tạo ngắn hạn phải trở thành hướng đi mũi nhọn của hệ thống đào tạo nghề. Việc đào tạo này hiện nay cũng đem lại doanh thu 2/3 thu nhập cho trường.

Hiện nay, trường có 26 nghề đào tạo trong đó 25 nghề đã được cấp phép. Ngành đào tạo chủ lực hiện nay là du lịch khách sạn (bar, bếp, lễ tân, bồi bàn) và làm đẹp (tạo mẫu và chăm sóc sắc đẹp), trường cũng đang làm thủ tục đăng ký ngành trọng điểm cấp khu vực.

“Định hướng của chúng tôi là đào tạo để cung cấp ngay cho các DN. Riêng ngành khách sạn hiện chúng tôi đã kết nối với các nhà hàng, chuỗi nhà hàng để cung cấp lao động cũng như đưa sinh viên đến thực hành trong quá trình học. Sinh viên được hưởng mức lương thực tập từ 120.000 - 180.000 đồng/buổi” - ông Vinh nói.

Việc các trường nghề chủ động thay đổi phương thức đào tạo, kết hợp gắn kết chặt chẽ với doah nghiệp có thể coi là một hướng đi mới thay vì thụ động ngồi chờ sinh viên như trước đây. Bằng cách này, nhiều trường nghề đang dần có bước chuyển tích cực, góp phần kỳ vọng về bức tranh tuyển sinh những năm sau khả quan hơn./.

Mai Đan

相关内容
推荐内容