【đội hình benfica gặp gil vicente】Sửa Luật Quản lý nợ công: Gắn trách nhiệm vay, trả nợ với chi ngân sách
Sửa luật để khắc phục hạn chế
Dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi gồm 10 chương, 67 điều so với Luật 2009 gồm 7 chương 49 điều. Về bố cục, dự thảo bổ sung 3 chương mới gồm: Quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình, kế hoạch vay trả nợ; Quy định về quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Quy định cụ thể hơn về đảm bảo khả năng trả nợ. Các điều Luật được thiết kế theo nguyên tắc rà soát để loại bỏ các quy định không còn phù hợp hoặc được quy định tại các luật khác; sửa đổi 44/49 điều của Luật hiện hành, bổ sung 18 điều vào 3 chương mới. |
Bên cạnh đó, Luật đã tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý nợ chặt chẽ, đảm bảo trả nợ của Chính phủ đầy đủ, đúng hạn; nợ công được đảm bảo trong giới hạn an toàn.
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực song việc triển khai Luật Quản lý nợ công hiện hành đang vấp phải một số hạn chế, đặc biệt trong quản lý. Kể từ năm 2001 đến nay, nợ công đã có xu hướng gia tăng nhanh. Xét theo quy mô, dư nợ công cuối năm 2015 gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6 lần năm 2005 và gấp 14,8 lần năm 2001. Bình quân giai đoạn 2011-2015, nợ công tăng 18,4%/năm. Việc quản lý, phân bổ vốn vay thời gian qua chủ yếu được ưu tiên phân bổ cho các chương trình, dự án đầu tư công (khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015), song chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) khu vực Nhà nước mặc dù đã giảm xuống 8,94 so với 9,2 của giai đoạn 2006-2010 nhưng vẫn rất cao so với chỉ số chung của nền kinh tế (tương ứng 5,52 và 6,26) cho thấy hiệu quả thấp trong việc sử dụng nguồn vốn này.
Công tác huy động vốn còn phân tán ở 3 đầu mối là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính. Việc huy động vốn không gắn chặt chẽ với trách nhiệm bố trí trả nợ, từ đó làm hạn chế về khả năng xem xét hiệu quả của khoản vay, gây áp lực và bị động trong bố trí dự toán chi NSNN hàng năm.
Các hạn chế này cần phải được khắc phục sớm trên cơ sở hoàn thiện Luật Quản lý nợ công và nâng cao công tác quản lý, giám sát theo tinh thần của Nghị quyết số 07-NQ/T.Ư của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Thống nhất đầu mối quản lý nợ công
Chia sẻ về những điểm nổi bật mà Bộ Tài chính đưa ra trong dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi, ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết: Phạm vi nợ công cơ bản được kế thừa quy định tại Luật hiện hành, tức là bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để xác định một cách rõ nét hơn, dự thảo bổ sung nội dung về những khoản nợ không thuộc phạm vi nợ công gồm nợ tự vay tự trả của DNNN, nợ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và nợ lẫn nhau giữa các cấp ngân sách để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.
Đặc biệt, các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công, qua rà soát các quy định hiện hành, một số bất cập không còn phù hợp đã phát sinh và cần phải được điều chỉnh, đặc biệt là việc phân định nhiệm vụ giữa 3 cơ quan Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cụ thể, Bộ Tài chính thực hiện chức năng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc đàm phán, ký kết hiệp định khung và hiệp định cụ thể về vay ODA để thực hiện chức năng quản lý thống nhất về nợ công, gắn trách nhiệm quyết định chi ngân sách, vay nợ công với trách nhiệm quản lý NSNN và trả nợ theo tinh thần Nghị quyết số 07. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ chủ trì quản lý nhà nước đối với đầu tư công theo Luật Đầu tư công. Các nhiệm vụ khác về chiến lược nợ, các chỉ tiêu an toàn nợ, chương trình, kế hoạch vay trả và ký kết các hiệp định, thỏa thuận khung về vay ODA thì Bộ này có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính. Tương tự, nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đại diện cũng được đề nghị chuyển sang Bộ Tài chính để đảm bảo thống nhất đầu mối cơ quan quản lý nợ công, từ khâu huy động, sử dụng, thanh toán trả nợ đến hạn.
Cũng theo ông Hiển, tại dự thảo, các quy định về huy động vốn vay của Chính phủ, điều cấp cho vay lại, điều kiện cấp bảo lãnh,... đều được nâng cao và chặt chẽ hơn để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đảm bảo an toàn nợ theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Dự Luật này dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 5/2017 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2017.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế: Giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng nợ công quá nhanh, cả tổng nợ và số nợ phải trả hàng năm. Ví dụ, trong năm 2016, dự toán thu ngân sách Trung ương gần 596,9 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dự toán chi ngân sách Trung ương cho đầu tư phát triển chỉ có 123,75 nghìn tỷ đồng; số bố trí chi trả nợ trong năm lên đến 153,95 nghìn tỷ đồng cùng với khoảng 90 nghìn tỷ đồng vay để đảo nợ. Những con số trên sẽ diễn ra theo hướng bất lợi nếu tốc độ tăng GDP không đạt như chỉ tiêu đề ra. Để giải quyết gốc vấn đề nợ công của nước ta trong những năm tới, việc cần làm không phải là giảm mạnh hoặc chấm dứt vay nợ để đầu tư mà là phải giải quyết từ gốc sự bất cập của thể chế tài chính công và hành chính công của nước ta. Ông Nguyễn Thành Đô, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại: Dưới góc độ quản lý nợ công, việc tập trung quản lý huy động, sử dụng các nguồn vốn vay vào một đầu mối là rất cần thiết. Trong khuôn khổ pháp lý hiện hành đã có những quy định về phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để tránh chồng chéo, mặc dù trên thực tế vẫn phát sinh một số vướng mắc. Trong giai đoạn tới, khi nguồn vốn ODA thu hẹp dần và tiến tới chấm dứt, thì việc tập trung quản lý các nguồn vốn vay vào một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nợ công là Bộ Tài chính là cần thiết. Để thực hiện được việc này, cần phải có sự điều chỉnh đồng bộ từ khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là Luật Quản lý nợ công, bộ máy quản lý, cơ chế phối hợp đến phương thức huy động , cân đối, phân bổ và sử dụng các nguồn vốn. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa,nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính: Những nội dung về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ được đề xuất trong dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi đã hướng tới mục tiêu quản lý chặt chẽ nợ công dưới góc độ sử dụng nguồn vốn vay. Cụ thể: Hầu hết các nội dung liên quan đã được quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể tại dự thảo Luật từ đối tượng đến điều kiện và trách nhiệm của tổ chức cho vay lại, cấp bảo lãnh, đơn vị vay lại, đơn vị được bảo lãnh. Bên cạnh đó, rủi ro cho vay lại, rủi ro liên quan đến trách nhiệm bảo lãnh đã được xử lý theo nguyên tắc gắn với trách nhiệm của người sử dụng vốn vay, người được bảo lãnh. Ngoài ra, quy định về phí rủi ro cho vay lại là một quy định đáp ứng được yêu cầu chia sẻ trách nhiệm của tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Trong bối cảnh nợ công tăng cao, các quy định này đã tạo điều kiện, biện pháp pháp lý cụ thể để kiểm soát chặt chẽ nợ công. H.V (ghi) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia
- 90% người nói sai câu thành ngữ 'bày binh bố trận' hay 'bài binh bố trận'
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân nâng lên thành Đại học Kinh tế quốc dân
- Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Hiệu trưởng kể về lần từ chối quà 'khó nói'
- Một trường ở TP.HCM cho sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán hơn 1 tháng
- Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà, cho học sinh nghỉ học
- Vị sĩ tử đi thi không làm bài, nộp giấy trắng vẫn đỗ tiến sĩ là ai?
- Ôn thi cùng con trai nghiện game, ông bố bất ngờ đỗ đại học
-
Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
Trước đó, vào tối 21/9, lực lượng chức năng đã vớt được thi thể người phụ nữ tr ...[详细] -
Vị phi tần nào hai lần buông rèm nhiếp chính triều đại nhà Lý?
(VTC News) - Từ một thôn nữ, người này trở thành phi tần quyền lực nhất sử Việt khi hai lần buông rè ...[详细] -
Tỉnh nào có diện tích rừng lớn nhất cả nước?
(VTC News) - Địa phương này có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước lên tới hơn 1 triệu ...[详细] -
Trẻ vào lớp 1 các trường tư 'hot' ở Hà Nội phải làm bài kiểm tra, phỏng vấn
(VTC News) - Để vào được lớp 1 tại các trường tư "hot" nhất nhì Hà Nội hiện nay, trẻ phải làm bài ki ...[详细] -
Trao đổi với VietNamNet hôm nay, ông P.C.M. – Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc ( ...[详细]
-
Yêu cầu Bộ GD&ĐT xem xét công bố phương án thi vào lớp 10 sớm
(VTC News) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD&ĐT sớm xem xét quy định thời gian công bố phư ...[详细] -
Người đan sọt thành mãnh tướng bách chiến bách thắng, ông là ai?
(VTC News) - Xuất thân nhà nông, phải đan sọt để kiếm sống, ông trở thành một danh tướng chưa bao gi ...[详细] -
Ham lợi trước mắt, nhiều sinh viên bất chấp bỏ học chính để đi học hộ, thi hộ
(VTC News) - Coi đây là công việc nhàn hạ, chỉ cần đến ngồi điểm danh là có tiền, nhiều sinh viên bấ ...[详细] -
Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
Thủ tướng: Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược Lào C ...[详细] -
'Son sắt' hay 'son sắc', từ nào chuẩn Tiếng Việt?
(VTC News) - "Son sắt" hay "son sắc" luôn là câu hỏi của nhiều người, bởi đây là hai từ có phát âm g ...[详细]
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Bốn ứng viên 9X trở thành tân phó giáo sư trẻ nhất 2024
- Cả làng góp tiền cho đi học, nam sinh từ chức giám đốc về quê báo ơn
- Tổng Bí thư: Quy hoạch thế nào mà không có trường, học sinh không có lớp?
- Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- Lật ngược thế cờ ở phút chót, 10X TP.HCM giành vòng nguyệt quế Olympia
- 'Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc'