【nhận định u23 hàn quốc】Đường cát thẩm lậu dữ dội qua biên giới Tây Nam
Đường cát Thái Lan nhập lậu chứa đầy kho của Đội QLTT số 1 - Chi cục QLTT tỉnh Long An. Ảnh: Thế Vĩnh |
TheĐườngcátthẩmlậudữdộiquabiêngiớiTânhận định u23 hàn quốco các cơ quan chống buôn lậu, tại biên giới Tây Nam, từ đầu năm đến nay, mặt hàng đường cát tiếp tục thẩm lậu dữ dội và diễn biến rất phức tạp. Trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng QLTT tỉnh An Giang đã phát hiện 22 vụ vận chuyển, kinh doanh đường cát vi phạm, thu giữ 63 tấn; xử lý 19 vụ buôn lậu, thu gần 40 tấn; phát hiện 3 vụ vi phạm giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa, thu giữ 21 tấn.
Ngoài ra, Đội QLTT cơ động số 2 bắt quả tang một vụ vận chuyển 7,9 tấn đường cát; 3,2 tấn mật đường, trị giá hàng vi phạm 132 triệu đồng. Chưa hết, Đội QLTT cơ động số 2 còn phát hiện 3 cơ sở sản xuất đường phèn có dấu hiệu chứa đường cát Thái Lan nhập lậu, tạm giữ 11,5 tấn đường cát; 55,9 tấn đường phèn, trị giá hàng vi phạm 1,1 tỷ đồng.
Ông Phan Lợi- Chi cục trưởng Chi cục QLTT An Giang- đánh giá, từ đầu năm đến nay, đường cát nhập lậu qua An Giang được sang bao đường cát nội địa, bao bì không nhãn hiệu bên phía Campuchia chuyển qua biên giới và nhập vào các cơ sở chế biến, các kho đường nằm sát biên giới. Để đối phó, các đối tượng thường đóng kín các cơ sở chế biến, kho đường, tổ chức người canh coi chặt chẽ và sử dụng hóa đơn đường cát nội địa, bộ hồ sơ bán hàng phát mãi để hợp thức hóa cho đường cát nhập lậu. “Để qua mặt lực lượng kiểm tra, các đối tượng còn tổ chức chế biến đường cát thành đường phèn, pha loãng đường với nước, trộn đường cát nội với đường cát ngoại để xóa nguồn gốc hàng hóa” - ông Lợi cho hay.
Sau khi thẩm lậu qua biên giới Tây Nam, đường cát được các đối tượng dùng đủ các chiêu thức để hợp thức hóa hàng nhập lậu rất tinh vi. Theo Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Cần Thơ- Nguyễn Văn Sanh- đường cát nhập lậu chủ yếu vận chuyển bằng xe tải trên tuyến đường từ An Giang về TP. Cần Thơ. Các đối tượng sử dụng bao bì nhãn hiệu đường Việt Nam và bao bì không nhãn mác đựng đường Thái Lan nhập lậu, sử dụng hóa đơn phô tô kèm theo hàng hóa để chứng minh nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu nhằm đối phó với lực lượng kiểm tra. Ông Sanh đơn cử, Đội QLTT số 7 Chi cục QLTT TP. Cần Thơ kiểm tra xe tải biển kiểm soát 65N- 2628 vận chuyển 800 bao đường cát (50 kg/bao), phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Qua xác minh, chủ hàng Nguyễn Thị T kinh doanh 260 bao đường cát nhập lậu.
Đội QLTT số 5 - Chi cục QLTT Đồng Tháp phối hợp với công an kiểm tra xe tải 65C- 042.33 vận chuyển 16 tấn đường cát không nhãn hiệu, không nguồn gốc. Tài xế Phan Hoàng P khai lái xe hộ ông Nguyễn Việt T, ngụ quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ và không biết hàng vận chuyển là đường cát. Chủ xe Nguyễn Văn T khai nhận vận chuyển cho một khách hàng qua điện thoại từ An Giang về TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa là bột cá.
Đường cát nhập lậu qua biên giới Tây Nam phần lớn được tuồn về thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ, đối tượng tiếp nhận đường nhập lậu là các tiểu thương chợ truyền thống, cơ sở sản xuất bánh kẹo và các thương buôn. Đơn cử, ngày 9/5/2017, tại phường Tân Tạo, quận Bình Tân, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đã bắt qủa tang 2 xe tải đang chờ giao hàng 1.879 bao đường, trọng lượng gần 94 tấn, số đường cát này do Thái Lan và Campuchia sản xuất là hàng nhập lậu.
Theo đánh giá của các cơ quan chống buôn lậu tại khu vực phía Nam, mặt hàng đường cát nhập lậu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đường cát nhập lậu giá rẻ hơn đường sản xuất trong nước. Ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, để chống buôn lậu và kinh doanh hàng nhập lậu, đặc biệt là mặt hàng đường cát đạt hiệu qủa, ngành QLTT của các địa phương cần phối hợp với nhau, đồng thời hợp tác chặt chẽ với lực lượng công an, hải quan trao đổi thông tin, nghiệp vụ để điều tra ngăn chặn những ổ nhóm buôn lậu quy mô lớn, nhất là các đường dây vận chuyển đường dài trước khi tung hàng hóa ra thị trường.