【trực tiếp bóng đá livescore】Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng gần 89%, Việt Nam thặng dư 2 tỷ USD
Theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố, tháng 9, tổng kim ngạch XNK cả nước đạt 40,64 tỷ USD, giảm 9,2% so với tháng 8/2018.
Tháng 9/2018, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm so với tháng trước, trong đó xuất khẩu đạt 21,12 tỷ USD, giảm 10%; nhập khẩu đạt 19,51 tỷ USD, giảm 8,3%.
Tính đến hết tháng 9, tổng kim ngạch XNK cả nước đạt 352,61 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 42,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 179,47 tỷ USD, tăng 15,8% và nhập khẩu đạt 173,14 tỷ USD, tăng 11,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9 thặng dư 1,61 tỷ USD. Kết quả này giúp tăng mức xuất siêu của Việt Nam trong 9 tháng lên con số kỷ lục hơn 6,3 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, 9 tháng qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao ở nhiều thị trường chủ lực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ (trên 20%) so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, thị trường Trung Quốc đạt 28,81 tỷ USD, tăng 29,9%; Hàn Quốc đạt 13,45 tỷ USD, tăng 26,1%.
Đặc biệt, thị trường Ấn Độ đạt 5,18 tỷ USD, tăng mạnh 88,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, Việt Nam cũng đạt mức thặng dư thương mại tới hơn 2 tỷ USD với đối tác quan trọng này.
Theo quan sát của phóng viên, nhóm hàng đóng góp quan trọng nhất giúp kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ tăng vượt bậc là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng.
Hết tháng 9, nhóm hàng trên đạt kim ngạch 1,485 tỷ USD, là nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” duy nhất của nước ta ở thị trường Ấn Độ tính hết tháng 9.
So với cùng kỳ 2017, kim ngạch của nhóm hàng trên gấp gần 6 lần (cùng kỳ chỉ đạt 250 triệu USD).
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác sang thị trường Ấn Độ như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 661 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 611 triệu USD; kim loại thường khác và sản phẩm đạt 442 triệu USD…
Kim ngạch 5 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Ấn Độ tính hết tháng 9. Biểu đồ: Thái Bình. |
Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, EU và ASEAN cũng đạt tốc độ tăng trưởng dương 2 con số với kết quả lần lượt là 13,2%, 10,5% và 14,5%.
Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt 35,02 tỷ USD, tăng 4,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017; EU (28 nước) đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD; ASEAN đạt 18,3 tỷ USD, tăng 2,3 tỷ.
Về thị trường nhập khẩu, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ giao thương, hết tháng 9 có 58 thị trường chính có kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng hai con số, trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ.
Tháng 9, trị giá và tốc độ tăng nhập khẩu thị trường Trung Quốc đạt 47,26 tỷ USD tăng 12,8%; Hàn Quốc đạt 35,07 tỷ USD, tăng 1,6%; Nhật Bản đạt 13,87 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp hàng hóa vào Việt Nam. Các nhóm hàng chính nhập khẩu từ thị trường này trong 9 tháng qua là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 8,65 tỷ USD, tăng 5,7%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,09 tỷ USD, tăng 7,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,48 tỷ USD, tăng 7,8%...