【nhận định giải nhà nghề mỹ】Khánh thành nhà máy sản xuất hàng không vũ trụ và lên phương án thành lập các Bệnh viện COVID
Siết chặt công tác kiểm soát chất lượng vật liệu tại Dự ánBOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận
Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận khẳng định sẽ không nhân nhượng và xử lý nghiêm bất cứ hành vi vi phạm chất lượng của bất kỳ nhà thầu,ánhthànhnhàmáysảnxuấthàngkhôngvũtrụvàlênphươngánthànhlậpcácBệnhviệnhận định giải nhà nghề mỹ đơn vị cung cấp vật liệu nào tại Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận vừa làm rõ một số vấn đề liên quan đến nguồn nguyên vật liệu và quy trình kiểm soát vật liệu đầu vào tại Dự án BOT đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận luôn giám sát chặt chẽ chất lượng mọi vật tư, vật liệu trước khi đưa vào công trường. |
Theo Công ty cổ phần BOT Trung Lương, cấp phối đá dăm (CPĐD) là loại đá có thành phần cấp phối liên tục các cỡ hạt từ 25 mm (đối với CPĐD loại I) và từ 37,5 mm (đối với CPĐD loại II). Để tạo ra loại CPĐD có thể dùng dây chuyền nghiền sàng để trực tiếp tạo ra CPĐD hoặc có thể phối trộn các loại vật liệu có thành phần hạt khác nhau để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Dự án.
Nhằm kiểm soát chất lượng toàn bộ vật tư, vật liệu cho Dự án, nhà đầu tưđã ban hành Quy trình chấp thuận vật liệu đầu vào (trong đó có quy định về nguồn vật liệu và nhà cung cấp). Bộ phận Tư vấn giám sát (TVGS) ngoài việc tổ chức đánh giá năng lực nhà cung cấp, trực tiếp đến mỏ vật liệu kiểm tra chất lượng nguồn vật liệu, đánh giá công nghệ sản xuất...trình nhà đầu tư chấp thuận, còn phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng trước, trong và sau khi tập kết vật liệu lên công trường. Tại gói thầu XL 10, nguồn vật liệu được quy định là từ mỏ Thạnh Phú 2.
Vào ngày 13/3/2020, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã kiểm tra và từ chối, buộc hủy bỏ 1 xà lan CPĐD loại 1 với khoảng 310 m3 CPĐD do không đảm bảo chất lượng.
Cụ thể, đơn vị cung cấp CPĐD cho gói thầu XL10 là Công ty Khánh Cường đã thực hiện mua các loại đá kích cỡ khác nhau để đảo trộn thành CPĐD loại 1, thay vì đặt hàng cho mỏ Thạnh Phú 2 sản xuất. Như vậy, Công ty Khánh Cường đã chưa tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng dự án (quy trình đúng phải được TVGS chấp thuận về công nghệ, phương án đảo trộn để sản xuất CPĐD).
Sau khi tiếp nhận thông tin làm rõ sự việc, Ban điều hành Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã đình chỉ vai trò cung cấp vật liệu cho Dự án đối với Công ty Khánh Cường, cảnh cáo Ban điều hành gói thầu XL-10, TVGS trưởng, thay thế giám sát viên do chưa tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng Dự án, tạm đình chỉ toàn bộ công việc nhập vật liệu CPĐD loại 1 cho Dự án đối với mỏ Thạnh Phú 2 cho đến khi chứng minh được dây chuyền, công nghệ sản xuất.
Đối với 310 m3 CPĐD đã tập kết về công trường, dùng để gia tải chưa đưa vào sử dụng trong thành phần cấp phối, Ban điều hành sẽ yêu cầu loại bỏ, đưa ra khỏi công trường. Mặt khác, Ban điều hành Dự án cũng đã yêu cầu TVGS ban hành hướng dẫn chi tiết công tác tập kết vật tư, vật liệu về công trường đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án.
“Ban điều hành Dự án sẽ tiếp tục củng cố để đảm bảo việc giám sát công trình ngày một tốt hơn, kiên quyết làm rõ các vấn đề không trung thực vì mục tiêu đảm bảo kỹ thuật cho chất lượng công trình”, ông Nguyễn Tấn Đông – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cam kết.
Lãnh đạo doanh nghiệpdự án cho biết là để tăng cường kiểm soát chất lượng, ngoài hệ thống TVGS, thí nghiệm, Dự án sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng an ninh tuần tra kiểm soát, sử dụng hệ thống 50 camera giám sát 24/24, thông qua tư vấn kiểm định độc lập, tư vấn quan trắc lún độc lập và đội ngũ cố vấn là các giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành để kiểm soát.
“Chúng tôi quyết tâm tập trung thi công 3 ca, không nghỉ lễ, Tết, để sớm thông tuyến trong năm 2020, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2021 nhưng không vì thành tích mà bỏ qua việc kiểm soát chất lượng công trình”, ông Đông nhấn mạnh.
Thanh Hóa lập phương án thành lập các Bệnh viện COVID
Ngày 31/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nguyễn Đình Xứng chủ trì hội nghị nghe báo cáo phương án thành lập Bệnh viện COVID trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trước mắt chuyển Bệnh viện Phổi (500 giường) thành Bệnh viện COVID số 1, chuyển Bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn (200 giường) thành Bệnh viện COVID số 2.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống phù hợp trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Y tế Thanh Hóa xây dựng Phương án Bệnh viện COVID trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và thành lập Bệnh viện COVID trong trường hợp dịch bùng phát lây lan trong cộng đồng.
Toàn cảnh hội nghị nghe báo cáo phương án thành lập các Bệnh viện COVID19 tại Thanh Hóa. |
Hai bệnh viện phổi và bệnh viện đa khoa huyện Đông Sơn, là các bệnh viện có chức năng điều trị hô hấp, nằm không quá xa trung tâm có thể được hỗ trợ chuyên môn rất nhanh từ các bệnh viện như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện phụ sản… Các trang thiết bị hiện có của hai Bệnh viện này gần tương đồng với trang thiết bị phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Việc di chuyển bệnh nhân sang các bệnh viện khác thuận lợi và sẵn sàng chuyển trạng thái sang bệnh viện dã chiến chữa trị bệnh nhân COVID-19 tùy thuộc vào diễn biến của dịch.
Các phương án về thành lập bộ khung, huy động phương tiện, điều động nhân viên y tế phục vụ các bệnh viện COVID cũng được Sở Y tế cụ thể hóa đến từng vị trí, sẵn sàng chuyển trạng thái ngay lập tức, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 ở cấp độ 4 theo giả thiết dịch lây lan ra cộng đồng với từ 1.000 đến 4.000 người mắc.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, với điều kiện hiện nay nên trưng dụng hệ thống bệnh viện công lập nhằm sử dụng trang thiết bị và nhân lực sẵn có để điều trị bệnh nhân COVID-19 là phù hợp. Đồng thời phải chuẩn bị các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 cụ thể ở các bệnh viện công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện; phương án chuyển các bệnh nhân điều trị các bệnh không phải COVID-19 sang các cơ sở điều trị khác. Trong đó, tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện cần chuẩn bị và hoàn thiện phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các khoa truyền nhiễm.
Thảo luận cụ thể về các phương án thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 theo từng cấp độ, các đại biểu thống nhất ở phương án có từ 20 đến 1.000 bệnh nhân sẽ trưng dụng Bệnh viện Phổi và các khoa bệnh nhiệt đới tuyến tỉnh; phương án với 2.000 bệnh nhân sẽ thêm các Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn, Lang Chánh, Nông Cống, Hà Trung, khu vực Tĩnh Gia và các khoa truyền nhiễm bệnh viện tuyến huyện; phương án với 4.000 bệnh nhân sẽ thêm Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thuỷ, Yên Định, Hoằng Hoá, Thiệu Hoá, các khoa truyền nhiễm bệnh viện tuyến huyện còn lại… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch lây lan bùng phát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Đình Xứng nhấn mạnh một số việc cơ bản: việc xây dựng các phương án điều trị bệnh nhân COVID-19 là để ứng phó kịp thời với các tình huống, diễn biến dịch vì thế nên vận hành khẩn trương.
Đồng ý với phương án chuyển một số bệnh viện công lập thành bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 trong điều kiện cần thiết do hệ thống này thuộc sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh, có đủ năng lực và bộ máy đáp ứng; hệ thống bệnh viện tư nhân có đủ năng lực đảm nhiệm điều trị bệnh nhân chuyển từ các bệnh viện được trưng dụng điều trị bệnh nhân COVID-19.
Phương án này phải thực hiện theo nguyên tắc, khi có yêu cầu chuyển chức năng các bệnh viện công lập sang điều trị người nhiễm COVID-19 mà không chuyển bộ máy. Khi cần có thể huy động bổ sung phương tiện máy móc, nhân lực từ các bệnh viện khác bổ sung cho các bệnh viện COVID-19. Trong từng bệnh viện, phải xây dựng phương án chuyển dần trạng thái, khi có bệnh nhân COVID-19 thì sẽ không tiếp tục nhận bệnh nhân khác và chuyển số bệnh nhân hiện tại sang các cơ sở điều trị khác. Khi đến 70% phương án 1 phải kích hoạt ngay phương án 2, vận hành theo hướng chuyển dần bệnh nhân điều trị.
Trước mắt, Bệnh viện Phổi phải vận hành ngay khu điều trị bệnh nhân COVID-19 riêng, đồng ý lắp đặt hệ thống Telemedicine kết nối với Bệnh viện chuyên ngành tuyến trung ương để hỗ trợ chuyên môn từ xa tại Bệnh viện Phổi.
Về quản lý điều trị, thống nhất giao giám đốc bệnh viện toàn quyền chỉ huy, nghiên cứu điều động cán bộ, chuyên gia, phương tiện cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, nhà nước chi trả chi trả 100% chi phí điều trị thông qua bảo hiểm y tế và ngân sách…
Tỉnh sẽ bổ sung mua sắm các trang thiết bị thiết yếu còn thiếu cho giai đoạn trước mắt nếu có tình huống xảy ra. Trên cơ sở ý kiến thảo luận, Sở Y tế tiếp thu tổng hợp, hoàn thiện phương án báo cáo UBND tỉnh trong ngày 1 - 4.
Đà Nẵng lập thiết kế mới cho 2 dự án tái định cư
Chiều 31/3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng cho hay, đơn vị này vừa phê duyệt kết quả đấu thầuvề khảo sát, lập hồ sơ thiết kế dự toán đối với 2 dự án mới trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Cụ thể, dự án thứ nhất là Khu tái định cư phía Tây Nam Khu đô thị Dragon City Park, do Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án. Tổng mức đầu tư hơn 108 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; và Dự án thứ 2 là Khu tái định cư phục vụ giải tỏa cụm công nghiệp Hòa Nhơn, với tổng mức đầu tư là hơn 173 tỷ đồng, do Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm điều hành dự án. Địa điểm xây dựng tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng phê duyệt kết quả đấu thầu về khảo sát, lập hồ sơ thiết kế dự toán đối với 2 dự án mới trên địa bàn huyện Hòa Vang. |
Trước đó, đầu tháng 2/2019, Ban Quản lí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng đã tổ chức buổi mở thầu hồ sơ đề xuất kĩ thuật gói thầu khảo sát, lập hồ sơ thiết kế - dự toán thuộc dự án Khu tái định cư phía Tây Nam Khu đô thị Dragon City Park; kết quả có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu hợp lệ và tham dự buổi mở thầu, bao gồm: Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ - Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng C.W.S; Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng ECC; Công ty Cổ phần Tư vấn và xây dựng Đà Rồng. Và với dự án khu tái định cư cụm công nghiệp Hòa Nhơn cũng có 3 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu hợp lệ và tham dự buổi mở thầu, bao gồm: Viện Quy hoạch Xây dựng Đà Nẵng; Công ty Cổ phần Thiết kế & Quy hoạch sông Hàn; Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư - Xây dựng Đương Đại.
Kết quả phê duyệt 2 dự án tái định cư, gồm: Khu tái định cư phía Tây Nam Khu đô thị Dragon City Park được liên danh Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ - Công ty CP đầu tư xây dựng C.W.S (nhà thầu chính) và nhà thầu phụ của liên danh là Công ty CP tư vấn - Xây dựng điện chiếu sáng SULICO tham gia thầu thiết kế hạng mục điện chiếu sáng được trúng thầu với giá trị thực hiện trên 1,1 tỷ đồng.
Và dự án khu tái định cư phục vụ giải tỏa cụm công nghiệp Hòa Nhơn được Viện Quy hoạch xây dựng thành phố với giá trị trên 1 tỷ đồng, lập hồ sơ thiết kế - dự toán.
Theo đó, các đơn vị trúng thầu thực hiện khảo sát, lập hồ sơ thiết kế - dự toán thời gian 30 ngày thực hiện hợp đồng và 180 ngày hoàn thiện các thủ tục liên quan đến hợp đồng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Các dự án tái định cư trên phục vụ quỹ đất tái định cư cho các trường hợp giải tỏa triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Hòa Vang.
Tỉnh Đồng Nai phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân
UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân, tại xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai với quy mô kho 10.000 tấn/năm.
Cụ thể, tại Quyết định 923/QĐ-UBND được ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký ngày 26/3/2020 duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân quy mô 7,6129 ha tại vị trí có ranh giới hạn như sau: phía Đông giáp Rạch nước hiện hữu, phía Tây giáp kho cảng ICD của Công ty Trần Thái, phía Nam giáp Đường quy hoạch (lộ giới 24m), phía Bắc giáp sông Đồng Nai.
Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân được đầu tư xây dựng hoàn toàn mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật với quy mô kho 10.000 tấn/năm. Ảnh minh hoạ: Ngọc Tuấn |
Quyết định 923/QĐ-UBND nêu Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân được đầu tư xây dựng hoàn toàn mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu chức năng: kho chứa, kho bãi các loại, khu điều hành dịch vụ, công trình đấu mối giao thông, công viên cây xanh tập trung, hệ thống giao thông. Về tỷ lệ sử dụng đất bao gồm: đất kho chứa ≤50%, đất giao thông ≥10%, đất cây xanh ≥15%... Vế mật đô xây dựng công trình dịch vụ điều hành ≤50%, công trình kho chứa ≤43%, công trình đầu mối kỹ thuật ≤40%; tầng cao công trình kho chứa 1 – 2 tầng (dưới 25m). Khoảng lùi công trình xây dựng đối với sông Đồng Nai ≥50m; khoảng lùi với trúc đường giao thông đối ngoại ≥6m.
Tiến độ thực hiện lập quy định được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt không quá 6 tháng kể từ ngày 26/3/2020. Chủ đầu tư Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhơn Trạch. Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng thuỷ nội địa Vĩnh Tân sẽ được Sở Xây dựng thẩm định trước khi trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt.
Bộ GTVT khuyến nghị thêm phương án đầu tư cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành muốn bổ sung thêm phương án GPMB và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh, phân kỳ đầu tư lớp mặt đường khi tiến hành xem xét đầu tư Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Bộ GTVT vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án đầu tư Dự án thành phần xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng thuộc Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn.
Hiện việc kết nối giữa cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn lên Tp. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị vẫn bằng Quốc lộ 1 quy mô 2 làn xe đã mãn tải từ lâu. |
Theo đó, Bộ GTVT cho rằng, tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và UBND tỉnh Lạng Sơn đã bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Như vậy, về mặt thẩm quyền việc xem xét, quyết định phương án phân kỳ đầu tư do của UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định.
Bộ GTVT cho biết, hiện việc lựa chọn phương án đầu tư hoặc phân kỳ đầu tư Dự án còn phụ thuộc vào khả năng thu xếp nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương hỗ trợ cho Dự án mà các nguồn vốn này hiện nay chưa được xác định cụ thể nên chưa thể quyết định được phương án phân kỳ đầu tư.
Do UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án đầu tư tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp thu các ý kiến nêu trên để tính toán cụ thể các phương án đầu tư, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho dự án và chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả đầu tư và tránh lãng phí khi mở rộng cho giai đoạn hoàn chỉnh.
Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 phương án đầu tư Dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Theo đó, đối với phương án 1, Dự án sẽ đầu tư xây dựng quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng 22m, chiều dài 43 km, tổng mức đầu tư 8.790 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.750 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.160 tỷ đồng, vốn vay thương mại 3.400 tỷ đồng).
Đối với phương án 2, thực hiện GPMB quy mô 22m, trong đó, đầu tư đoạn Km1+800-Km17+420 (nút giao QL.4B), quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 13,5m; đoạn Km17+420-Km44+750, quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng 17,5m, tổng mức đầu tư 5.947 tỷ đồng (nhà đầu tư 1.600 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương 1.347 tỷ đồng, vốn vay thương mại 2000 tỷ đồng).
Bộ GTVT cho rằng, Phương án 1 là phương án đã được Bộ GTVT giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nghiên cứu, lập và được Bộ GTVT phê duyệt năm 2016. Phương án này được xem xét trên cơ sở quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc, nhu cầu vận tải, điều kiện địa hình, địa chất, khả năng huy động vốn vay ngân hàngchâu Á (ADB) và các ý kiến thỏa thuận thống nhất của UBND tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn phương án này có kinh phí đầu tư lớn, việc huy động nguồn vốn đầu tư khó khăn.
Đối với phương án 2, Bộ GTVT cho rằng, nếu thực hiện đầu tư theo phương án này (xây dựng với quy mô nền rộng 17,5m và 13,5m) sẽ ảnh hưởng đến an toàn giao thông giai đoạn mở rộng sau này do tuyến vừa khai thác, vừa mở rộng; mặt khác, để đảm bảo ổn định trong giai đoạn phân kỳ, phải xử lý gia cố mái dốc taluy tại các vị trí đào sâu, đắp cao, khi thực hiện đầu tư mở rộng sẽ khó có khả năng tận dụng, phải xử lý lại. Ngoài ra, phương án phân kỳ đầu tư chưa thể hiện được cơ sở tính toán về lưu lượng xe để lựa chọn quy mô đầu tư với bề rộng nền đường rộng 17,5m và 13,5m, phương án đầu tư mở rộng một bên hay hai bên; chưa làm rõ thời gian thực hiện đầu tư mở rộng theo quy mô hoàn chỉnh.
Để có cơ sở lựa chọn phương án tối ưu, Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ: GPMB và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5m và 13,5m như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn Yên Bái – Lào Cai). Phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.
Theo chủ trương đầu tư ban đầu của Bộ GTVT, Dự án xây dựng đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng được xây dựng quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do VEC đầu tư. Song trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tuy nhiên, việc triển khai Dự án gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn.
Do vậy, Doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Bắc Giang đã đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện việc phân kỳ đầu tư, qua đó kéo kinh phí đầu tư Dự án xuống còn khoảng 5.661 tỷ đồng sẽ phù hợp hơn với điều kiện hiện nay trong việc huy động vay vốn tín dụng (đảm bảo hạn mức vay của ngân hàng cấp tín dụng), cũng như cân đối vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc tham gia hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước (2.695 tỷ đồng) phục vụ công tác, bồi thường, GPMB, tái định cư và một phần công tác xây dựng cũng được coi là điều kiện tiên quyết để nhóm ngân hàng do BIDV đứng đầu cho vay 2.000 tỷ đồng.
Sau hơn 2 năm đình trệ, hiện áp lực phải sớm đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trước năm 2020 không chỉ dồn lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền - UBND tỉnh Lạng Sơn, mà còn là nỗi lo lớn đối với chính Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
Được biết, mặc dù đã được đầu tư rất lớn, nhưng tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km bao gồm 2 dự án là Hà Nội - Bắc Giang dài 45,8 km và Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc tại huyện Chi Lăng) dài 64 km đều với quy mô 4 làn xe, dù đã cơ bản hoàn thành, nhưng vẫn là một “mạch hở” khi đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn chưa thể xác định thời điểm khởi công.
Việc kết thúc “chơi vơi” cách TP. Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km, khiến cung đường còn lại lên 2 đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải từ lâu.
“Nguy cơ đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng không thể hoàn thành vào năm 2020, qua đó đứt mạch kết nối đồng bộ toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn - Cao Bằng, không kích thích được với tăng trưởng lưu lượng phương tiện đang là nỗi lo lớn của chúng tôi”, ông Vũ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cho biết.
Giao hơn 1.100 tỷ đồng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương cho 4 tỉnh
4 tỉnh được giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương lần này là Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 từ nguồn dự phòng chung kế hoạch đầu tư trung hạn và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên.
Cụ thể, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018 cho tỉnh Hòa Bình 86,322 tỷ đồng, tỉnh Sơn La 322,247 tỷ đồng, tỉnh Tuyên Quang 500 tỷ đồng, tỉnh Điện Biên 200 tỷ đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục và mức vốn bổ sung của từng dự án, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương, danh mục và mức vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2020 được giao, các địa phương: Tuyên Quang, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên thông báo cho các đơn vị danh mục dự án và mức vốn từng dự án theo quy định và gửi báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhtrước ngày 15/4/2020; thực hiện giải ngân số vốn được giao bổ sung theo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn.
Đà Nẵng: Khánh thành nhà máy sản xuất hàng không vũ trụ Sunshine 170 triệu USD
Sau 1 năm khởi công, Nhà máy sản xuất hàng không vũ trụ Sunshine tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã khánh thành giai đoạn 1. Các sản phẩm sản xuất của nhà máy này sẽ được xuất khẩu đi các thị trường châu Âu, Malaysia và Bắc Mỹ.
Ngày 29/3, Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho hay đã khánh thành Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine với tổng vốn đầu tư 170 triệu USD do Công ty TNHH Universal Alloy Corporation Vietnam (UACV) làm chủ đầu tư.
Nhà máy được vận hành theo quy trình khép kín, trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, áp dụng nghiêm ngặt các qui định của Hệ thống quản lý an toàn quốc tế. |
Theo lãnh đạo Ban quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng, nhà máy này được khởi công từ tháng 3/2019 và được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng, góp phần đẩy nhanh quá trình thu hút đầu tư và tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp công nghệ cao cho TP Đà Nẵng. Sau tròn 1 năm khởi công, Nhà máy sản xuất hàng không vũ trụ Sunshine tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã khánh thành giai đoạn 1.
Sau lễ khánh thành, Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine đã chính thức đi vào hoạt động và sẵn sàng cung cấp ổn định ra thị trường thế giới một lượng lớn các linh kiện phục vụ cho ngành hàng không, vũ trụ.
Được biết nhà máy này có diện tích 16,7 ha, công suất thiết kế 12.470 tấn hệ mét/năm. Trong đó, giai đoạn 1 được xây dựng trên diện tích 10,9 ha với mặt bằng khu sản xuất là 4,7 ha được quy hoạch thành các phân khu sản xuất các bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không vũ trụ...
Giai đoạn 2 dự án sẽ tiếp tục được hoàn thành vào tháng 4/2023, mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite.
Nhà máy này có mục tiêu đến năm 2021 đạt giá trị xuất khẩu đạt 25 triệu USD, năm 2022 đạt 82 triệu USD và từ năm 2026 đạt hơn 180 triệu USD.
Được biết, Công ty UAC (Universal Alloy Corporation) được thành lập từ năm 1961 thuộc Tập đoàn Montana Tech Componant. Đây là đơn vị hàng đầu trong sản xuất và cung cấp linh kiện hàng không toàn cầu.
Đà Nẵng khởi công dự án 732 tỷ đồng cải tạo nút giao phía Tây cầu Trần Thị Lý
Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp đặc biệt; cấp công trình độc lập trong dự án gồm: cầu, hầm, đường giao thông cấp II. Dự án có thiết kế nút giao khác mức, tổng giá trị hơn 732 tỷ đồng, thời gian thực hiện 450 ngày.
Sáng 29/3, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng tổ chức triển khai thi công công trình "Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
Công trình nút giao phía Tây cầu Trần Thị Lý bao gồm các hạng mục cầu, hầm chui, đường dẫn các tuyến đường 2-9; Duy Tân; Hoàng Diệu... |
Theo quy mô phê duyệt, tuyến đường 2 Tháng 9 có bề rộng cầu 14m, đường gom hai bên 6m, vỉa hè 3m. Tuyến đường Duy Tân đoạn phần hầm và đường dẫn vào hầm đoạn từ Hoàng Diệu đến Bạch Đằng nối dài bề rộng hầm 15,5m. Đoạn từ Lê Đình Thám đến Hoàng Diệu và Bạch Đằng nối dài đến đầu cầu Trần Thị Lý bề rộng đường dẫn vào hầm 14,5m.
Phần đường gom có bề rộng mặt đường từ 6-10,5m, bề rộng vỉa hè từ 2-7,5m. Nút giao thông đường 2 Tháng 9 - Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý sẽ tổ chức giao thông khác mức 3 tầng. Tầng mặt đất bố trí đảo xuyến, tầng ngầm bố trí hầm và tầng trên cùng bố trí cầu vượt 5 nhịp.
Các nút giao khác, tổ chức giao thông khác mức 2 tầng gồm: tầng mặt đất bằng hình thức giao bằng tự điều chỉnh hoặc có bố trí đèn tín hiệu; tầng ngầm bố trí hầm. Ngoài ra, công trình còn trang bị hệ thống vận hành hầm và hệ thống thoát nước trong hầm.
Cầu vượt bố trí theo hướng đường 2 Tháng 9 vượt qua đường Duy Tân. Cầu gồm 5 nhịp dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép; tổng chiều dài tuyến hầm là hơn 902m, bố trí trên đường Duy Tân, Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý, trong đó, các đoạn hầm kín dài 331,0m; các đoạn hầm hở có khung giằng bằng bê tông cốt thép trên đỉnh hầm dài 281,76m...
Tại kỳ họp thứ 10 (bất thường) ngày 17/5/2019, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa IX đã phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý (quận Hải Châu) theo Tờ trình 2970/TTr-UBND ngày 9/5/2019 của UBND thành phố với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 723,433 tỉ đồng từ ngân sách thành phố, tăng hơn 170 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt tháng 10/2018 (hơn 550 tỉ đồng).
-
Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tếThủ tướng tiếp các tập đoàn hàng đầu Trung QuốcThủ tướng yêu cầu báo cáo tiến độ triển khai Dự án cao tốc BắcHà Nội: Một bác sĩ dương tính với virus SARSCảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1Bé Bình An được trở về nhà trong vòng tay người mẹ ung thưThủ tướng: Không run sợ, không quá lo lắng nhưng không chủ quan!Thủ tướng: Phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trịNổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậuĐó là “Nghĩa đồng bào”
下一篇:Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- ·Nguồn lực cho chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi bà con kiều bào tại Romania
- ·Lên kịch bản ứng phó với hàng nghìn ca nhiễm virus Covid
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Valentine trong mắt nghệ sĩ
- ·Đề xuất Tết Nguyên đán không nghỉ bù, thêm 1 ngày nghỉ 27/7
- ·Duyên với người khuyết tật
- ·Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
- ·Chống dịch COVID
- ·UB TVQH xem xét, thông qua các nghị quyết về công tác tổ chức, cán bộ
- ·Vút lên từ mùa xuân đại thắng
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Hà Nội: Người dân từ 18
- ·Tổ chức 3 đợt cao điểm tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng
- ·Thủ tướng phê chuẩn 3 nhân sự UBND tỉnh Lai Châu
- ·Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- ·TPHCM ghi nhận một trường hợp nghi nhiễm Covid
- ·Chủ tịch quận Hoàng Mai nói về việc bị tố dùng bằng thạc sĩ ‘ma’
- ·Thủ tướng: Tất cả người vào Việt Nam phải cách ly 100%
- ·Nhà mạng cùng cắt hợp đồng với đại lý vi phạm về quản lý thuê bao
- ·Điều động Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM làm Bí thư quận 3
- ·Mái ấm của những đứa trẻ chậm phát triển
- ·Bộ Thông tin Truyền thông bổ nhiệm nhân sự mới
- ·Lũ ngập tận nóc nhà, cụ bà thoát chết nhờ chiếc đệm hơi
- ·Trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp tài chính Việt Nam” cho ông Tetsuo Konaka
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp chiến lược tạo thuận lợi thương mại
- ·Bắc Ninh ghi nhận thêm 17 ca dương tính SARS
- ·Mái ấm của những đứa trẻ kém may mắn
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Công điện của Thủ tướng về bảo đảm trật tự ATGT dịp 30/4, 1/5
- ·Thủ tướng hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Thủ tướng: Việt Nam không còn tình trạng lây nhiễm COVID
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Mọi trẻ em phải được sống trong yêu thương