| Hiện nay,áocáoQuốchộitiếptụcphânbổvốnđầutưcôlịch thi đấu của as roma tổng vốn thuộc kế hoạch đầu tưcông trung hạn chưa phân bổ là rất lớn. |
Hiện nay, tổng vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa phân bổ là rất lớn, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ triển khai giao vốn kịp thời để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện. Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 vừa được Ủy ban Tài chính - Ngân sách hoàn thành, phục vụ phiên họp sáng 9/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo nêu rõ, hiện nay tổng vốn thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn chưa phân bổ là rất lớn. Cụ thể, tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội quyết định là 2.870 triệu tỷ đồng. Đến nay, số vốn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ là 2.440.007,682 tỷ đồng, bao gồm 1.207.007,682 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, 1.233.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương. Số còn lại chưa phân bổ là 429.992,318 tỷ đồng, bao gồm 142.992,318 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương trong nước; 137.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương; 150.000 tỷ đồng dự phòng chung ngân sách Trung ương. Tổng số vốn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế- xã hội là 176.000 tỷ đồng, số đã giao kế hoạch vốn chi tiết là 161.848,315 tỷ đồng, số còn lại chưa giao là 14.151,685 tỷ đồng . Cơ quan thẩm tra nêu rõ, Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2023 quy định rõ: “Chính phủ xây dựng phương án phân bổ số vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước ngày 31/3/2023. Sau thời điểm trên, số vốn chưa phân bổ của Kế hoạch đầu tư công trung hạn chuyển vào dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn; số vốn còn lại của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội không thực hiện phân bổ tiếp”. Tuy nhiên, đến ngày 31/3/2023, Chính phủ mới có các Tờ trình về phân bổ số vốn còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Tờ trình số 92/TTr-CP về giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự ánthuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (đợt 3), đã quá thời hạn Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước ngày 31/3/2023 theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Tiếp đó, thực hiện theo Thông báo ý kiến số 2242/TTKQH-TK ngày 1/5/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 4/5/2023, Chính phủ có Tờ trình số 181/TTr-CP của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. Trong đó kiến nghị giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đối với số còn lại chưa giao là 14.151,685 tỷ đồng; giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 từ số vốn còn lại chưa phân bổ: 142.992,317 tỷ đồng và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia 1.208,188 tỷ đồng. “Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc triển khai Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư trung hạn và các chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, việc Chính phủ chậm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 cần nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đồng thời, trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Quốc hội, đề nghị Chính phủ triển khai giao vốn kịp thời để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện”, báo cáo thẩm tra nêu. Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý, đối với nguồn vốn nay không thuộc thẩm quyền xem xét của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền |