【nhan dinh bong da aegoal】Trần nợ công giảm xuống 60% GDP, ngưỡng cảnh báo 55% GDP
Sáng 28/7, với 100% số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Giai đoạn 2021 - 2025: Vay nợ dự kiến hơn 3 triệu tỷ đồng
Theo nghị quyết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 8,3 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân không thấp hơn 16% GDP, trong đó, từ thuế, phí khoảng 13 - 14% GDP; tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 85 - 86% tổng thu NSNN.
Tổng chi NSNN giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 10,26 triệu tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 28%, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi NSNN. Trong tổ chức thực hiện, phấn đấu tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt khoảng 29%, giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60%.
Tổng chi đầu tư phát triển nguồn NSNN khoảng 2,87 triệu tỷ đồng, trong đó: chi từ nguồn vốn ngoài nước khoảng 300 nghìn tỷ đồng, chi từ nguồn cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước khoảng 248 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP, trong đó: bội chi ngân sách trung ương bình quân 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương bình quân 0,3% GDP; trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.
Tổng mức vay trong giai đoạn 2021 - 2025 là 3,068 triệu tỷ đồng, trong đó mức vay của ngân sách trung ương khoảng 2,9 triệu tỷ đồng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 1,7 triệu tỷ đồng; tổng mức vay của ngân sách địa phương khoảng 148 nghìn tỷ đồng, mức vay của từng địa phương trong phạm vi giới hạn nợ theo quy định của pháp luật về NSNN; nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương khoảng 35,3 nghìn tỷ đồng.
Chính phủ bảo lãnh vay không quá 76,5 nghìn tỷ đồng
Về hạn mức bảo lãnh chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong giai đoạn 2021 - 2025, Quốc hội yêu cầu tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa của năm trước, riêng hạn mức bảo lãnh cho hai ngân hàng chính sách tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc hằng năm. Hạn mức rút vốn ròng các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cả giai đoạn không quá 76,5 nghìn tỷ đồng và hạn mức rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại không quá 222 nghìn tỷ đồng.
Để bảo đảm an toàn nợ công, Quốc hội đặt mức trần nợ công hằng năm không quá 60% GDP, ngưỡng cảnh báo là 55% GDP; trần nợ chính phủ hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP; trần nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm không quá 50% GDP; ngưỡng cảnh báo là 45% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) không quá 25% tổng thu NSNN. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) không quá 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, so với Kế hoạch tài chính quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, trần nợ công hàng năm giảm từ mức 65% xuống 60% GDP, trần nợ chính phủ giảm từ 54% GDP xuống 50% GDP.
Định hướng công tác tài chính quốc gia trong 5 năm tới, Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, thúc đẩy tăng thu hợp lý kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; đẩy mạnh các biện pháp khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.
Đối với chi, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ… theo quy định của pháp luật.
Việc vay bù đắp bội chi NSNN chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ chi NSNN trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, rà soát các khoản bảo lãnh mới, bảo đảm đúng quy định và hiệu quả.
Khẩn trương sửa đổi một số luật thuế
Tại nghị quyết, Quốc hội cũng nêu rõ về 10 nhiệm vụ giải pháp để thực hiện kế hoạch trong giai đoạn tới.
Trong đó, có việc khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện một số luật thuế, nhất là Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt...; chú trọng các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản để tránh thất thoát; hạn chế việc lồng ghép các chính sách xã hội trong pháp luật về thuế.
Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), giảm bội chi, trả nợ gốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật NSNN.
Trong việc vay trả nợ, Quốc hội yêu cầu đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong nước, nước ngoài. Phát hành trái phiếu chính phủ tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, kết hợp linh hoạt phát hành một số kỳ hạn dưới 5 năm để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ; phấn đấu kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ đạt từ 9 - 11 năm; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu chính phủ. Nâng cao tỷ trọng vay ngoài nước hỗ trợ ngân sách chung để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn vay. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ và hệ số tín nhiệm quốc gia.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục thực hiện sắp xếp lại theo hướng tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, các thành phần kinh tế khác không đầu tư; củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn. Tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước nộp vào NSNN chỉ sử dụng cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương và bổ sung vốn điều lệ cho một số doanh nghiệp nhà nước then chốt Nhà nước cần đầu tư và nắm giữ vốn theo quy định.
Về đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh việc rà soát, hoàn thiện đồng bộ cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình. Đến năm 2025, giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN so với năm 2021; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.
Cùng với đó, Chính phủ cần thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ chính phủ và nghĩa vụ trả nợ; gắn kết tỷ lệ bội chi NSNN và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách trong điều hành NSNN hằng năm. Không ban hành các chính sách, chế độ, các chương trình, đề án mới khi không cân đối được nguồn. Trường hợp các chỉ tiêu nợ công chạm ngưỡng cảnh báo, Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình, giải pháp kiểm soát đặc biệt quản lý nợ công.
Hoàng Yến
-
Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnhĐổi thay nông thôn Vị BìnhVui xuân không quên đồng ruộngTiếp tục đồng hành với doanh nghiệpLong An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt NamQuy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trúNgành điện số hóa dịch vụ khách hàngNHIỀU CƠ HỘI CHO NHÀ ĐẦU TƯ ĐÓN ĐẦU THỊ TRƯỜNG TÂY NAM BỘNhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trênHỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực tuyến và trực tiếp
下一篇:Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp
- ·Thu hoạch hơn 35.000ha lúa Đông xuân
- ·Tăng cường phòng bệnh cúm gia cầm
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Giá mít Thái xô chỉ 4.000 đồng/kg
- ·PM to attend 7th Greater Mekong Sub
- ·Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trường Long Tây
- ·Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- ·Lãnh đạo huyện Phụng Hiệp tham quan các mô hình sản xuất hiệu quả
- ·Chỉ số PCI từ điểm số đến hành động
- ·Tạo điều kiện cho người lao động vay vốn đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai
- ·Quý I, huyện Châu Thành có nhiều điểm sáng
- ·Quyết tâm công tác thu thuế
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Mưa trái mùa gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất
- ·Làm tốt công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài
- ·Vụ Hè thu nông dân khó kiếm lời
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Quan tâm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
- ·Giá dưa hấu mùa nghịch chỉ còn 4.000
- ·Thu hoạch được hơn 37.000ha lúa Hè thu
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tăng trưởng trên 5%
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Huyện Phụng Hiệp phát triển nông nghiệp theo chiều sâu
- ·Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 4,8%/năm
- ·“Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Công đoàn cơ sở Công ty Điện lực Hậu Giang: Một nhiệm kỳ thắng lợi
- ·Thị xã Long Mỹ: Phấn đấu đến năm 2025 có hơn 330 doanh nghiệp có kê khai thuế
- ·Nhộn nhịp mùa trái cây
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14,47% so với cùng kỳ