游客发表
BP - Thời gian qua,ơiphảncảkqbd hull city dư luận trong nước lên án mạnh mẽ về sự phản cảm từ một trò chơi Kiss Cam được du nhập từ nước ngoài mà giới trẻ đang bắt chước. Đối với văn hóa phương Tây, trào lưu Kiss Cam có ý nghĩa hết sức nhân văn. Đây là nụ hôn chân thật của các cặp đôi không quen biết, khi lần đầu tiên gặp nhau như một thông điệp truyền tải về tình cảm không biên giới giữa người với người. Nhưng giới trẻ ở nước ta đã biến tướng trào lưu Kiss Cam thành trò cưỡng hôn bệnh hoạn.
Trong năm 2015, trên các mạng xã hội lan truyền một đoạn phim ngắn ghi lại hình ảnh bà Tưng (nhân vật tai tiếng vì những hành vi phản cảm, ăn mặc hở hang...) ra đường hôn những người lạ. Người bị hôn, kẻ giật mình, kẻ hoảng sợ, kẻ còn lợi dụng để sờ mó người hôn... Tiếp đó, nhiều người tự xưng là đạo diễn, ca sĩ, người mẫu tổ chức thực hiện cưỡng hôn người khác trên đường phố, công viên... Có những đôi trai gái đang tâm sự ở công viên, ghế đá, bất thình lình có kẻ nhào tới ôm cô gái hôn lấy hôn để. Cũng từ trào lưu này, có những cô gái ăn mặc hở hang đứng ở ngã ba, ngã tư đường cầm tấm bảng có dòng chữ mời chào “Đàn ông muốn làm gì thì làm”. Sau khi trào lưu này bùng phát mạnh mẽ ở các thành phố lớn, một số trang báo mạng rẻ tiền săn đón viết bài tung hô, cổ vũ cho những kẻ bệnh hoạn đã tạo ra làn sóng chỉ trích dữ dội. Nhiều nhân vật tổ chức cưỡng hôn cũng chính thức lên tiếng xin lỗi và rút lui khỏi trò biến thái này.
Vì sao Kiss Cam bị cho là phản cảm khi vào nước ta? Đó là sự khác biệt lớn về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông. Đối với người phương Tây, nụ hôn là một nét đẹp văn hóa, là một tập quán của họ. Do vậy, khi hôn họ rất nhẹ nhàng, tinh tế và vô cùng lãng mạn (nụ hôn kiểu Pháp). Còn đối với người phương Đông, nhất là Việt Nam thì nụ hôn là thông điệp riêng của từng đôi lứa yêu nhau và nó được thể hiện một cách kín đáo, không công khai như người phương Tây. Văn hóa người Việt khi gặp nhau chỉ là lời chào hỏi. Vì thế, việc cưỡng hôn như trên đã tạo nên một hình ảnh hết sức thô bạo, thiếu lịch sự, làm cho những người “được” hôn phản ứng dữ dội. Cũng có người cho kẻ hôn trộm những cú bạt tai trời giáng.
Một số tờ báo chính thống đã thực hiện nhiều cuộc thăm dò dư luận về vấn đề Kiss Cam trong giới trẻ hiện nay. Thật bất ngờ vì đã nhận được hầu hết câu trả lời là không phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Trước đây, một trò biến thái khác cũng bị dư luận phản ứng mạnh vì làm mất thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam. Đó là clip ca nhạc “Anh không đòi quà”. Clip này diễn cảnh khi yêu, chàng trai tặng rất nhiều quà cho cô gái, từ áo, quần, nón, khăn quấn, túi xách... Sau khi chia tay, cô gái lột từng thứ trên người mình trả lại cho chàng trai trên lời bài hát “Yêu anh đi em... anh không đòi quà/Chia tay... anh không đòi lại quà...”. Cuối cùng, trên người cô gái chỉ còn lại chiếc quần nhỏ như chiếc lá che duy nhất phần nhạy cảm đằng trước vì đã trả tất cả lại cho bạn trai. Trào lưu này làm xuất hiện nhiều phiên bản khác như ở Cần Thơ, Ban Mê Thuột, Bà Rịa - Vũng Tàu... Ở Bình Phước cũng có clip “Anh không đòi quà”. Hay mới đây, trò chơi bắt tiền để ôm người lạ trên phố cũng bị giới trẻ nước ta bắt chước và đã bị lên án gay gắt.
Qua sự phản ứng của dư luận xã hội, giới trẻ nên tỉnh táo khi đón nhận và cần biết giới hạn của sự bắt chước, để không trở thành phản văn hóa. Việc bắt chước, a dua không phù hợp với thuần phong mỹ tục đều là sự phản văn hóa, phản cảm và đáng bị lên án.
Tấn Phong
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接