Thị trường thế giới Tại thời điểm 5h00 hôm nay, theo Kitco, giá vàng thế giới giao ngay dừng ở mốc 1.978,025 USD/ounce – giảm 6,055 USD/ounce so với hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 57,94 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 12,11 triệu đồng/lượng. Giá vàng đã tăng hơn 7% trong tháng 10 khi giới đầu tư muốn tìm nơi trú ẩn tài sản do xung đột ở Trung Đông. Kim loại quý này đã tăng lên trên mức 2.000 USD/oz lần đầu tiên kể từ tháng 5. Thị trường trong nước Cùng đồng nhịp với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tại thời điểm 5h30 trên các sàn giao dịch của một số công ty cũng đồng loạt điều chỉnh giảm từ 20 đến 50 nghìn đồng/lượng. Riêng vàng JSC của thương hiệu PNJ giảm sâu nhất là 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và chỉ 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Giá cụ thể của các thương hiệu như sau: Vàng SJC tại Hà Nội niêm yết ở mức 70,05 – 70,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều so với sáng qua. Vàng 9999 của Tập đoàn DOJI được niêm yết ở mức 70 – 70,75 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều. Vàng của thương hiệu PNJ niêm yết ở mức 70,15 – 70,90 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Thương hiệu này điều chỉnh giảm 100 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và chỉ giảm 50 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Vàng JSC của Vietinbank Gold ở mốc 70,05 – 70,77 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm đồng loạt 50 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều. Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 70,08 – 70,73 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 20 nghìn đồng/lượng cả 2 chiều. Vàng JSC của Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 70,08 – 70,93 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), cũng giảm 20 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng SJC ở mức 70,10 – 70,60 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50 nghìn đồng/lượng ở cả 2 chiều. Dự báo Hiện giá vàng tuy giá giảm nhưng theo Kitco News, thị trường vàng vẫn chịu áp lực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất và đưa ra ít thông tin mới hay hướng dẫn về chính sách tiền tệ của mình. Nitesh Shah, chuyên gia về hàng hóa tại WisdomTree, phân tích: “Vàng từ lâu đã là một công cụ phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Lần này nó đã đảm nhiệm vai trò đó”. Chuyên gia Carsten Menke từ Julius Baer đánh giá: "Việc giá vàng quay trở lại mức cao kỷ lục chỉ có thể xảy ra trong trường hợp nền kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến một cuộc suy thoái kéo dài hơn và trên diện rộng hơn". “Căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông sẽ tiếp tục củng cố giá vàng trong thời gian ngắn. Cho đến khi các ngân hàng trung ương phương Tây, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ) áp dụng lập trường phù hợp hơn, chúng tôi chưa thể nhận định giá vàng có qua được mức 2.000 USD hay không” - nhà phân tích James Moore của Fastmarkets cho biết. Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy, giá vàng thế giới sẽ tăng vào năm 2024 so với mức trung bình của năm 2023. Nguyên nhân do các ngân hàng trung ương trên thế giới được dự đoán sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngoài ra, xung đột ở Trung Đông có thể tạo ra động lực thúc đẩy giá vàng trên mốc 2.000 USD/oz. Các chuyên gia dự báo, giá vàng sẽ ở mức trung bình 1.986,5 USD/ounce cho năm 2024, tăng so với mức 1.925 USD dự kiến trong năm nay./. |