当前位置:首页 > La liga > 【lich thi đau bong đa】Giữa dòng kinh nước mãi không vơi 正文

【lich thi đau bong đa】Giữa dòng kinh nước mãi không vơi

来源:88Point   作者:La liga   时间:2025-01-11 03:57:14

Báo Cà MauĐến xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, hỏi nhà bà Thạch Thị Cum hay anh Hồ Văn Lál, khách sẽ được chỉ rõ đường đi nước bước đến kinh Tám Khệnh, ấp Ðá Bạc A. Hai hộ này nổi tiếng không chỉ bởi là những gia đình cố cựu, nắm bắt tường tận chuyện xưa, chuyện nay ở vùng đất U Minh Hạ mà họ còn là những người đầu tiên mở rộng quy mô sản xuất con cá khô bổi nơi này, giúp họ có cuộc sống no đủ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong ấp.

Đến xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, hỏi nhà bà Thạch Thị Cum hay anh Hồ Văn Lál, khách sẽ được chỉ rõ đường đi nước bước đến kinh Tám Khệnh, ấp Ðá Bạc A. Hai hộ này nổi tiếng không chỉ bởi là những gia đình cố cựu, nắm bắt tường tận chuyện xưa, chuyện nay ở vùng đất U Minh Hạ mà họ còn là những người đầu tiên mở rộng quy mô sản xuất con cá khô bổi nơi này, giúp họ có cuộc sống no đủ và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trong ấp. 

Bà Ba Cum (Thạch Thị Cum) năm nay đã 70 tuổi, mái tóc bà bạc trắng, được cắt cao gọn gàng làm dáng người mảnh khảnh như nhanh nhẹn, khoẻ khoắn hơn. Chồng bà Ba Cum, ông Danh Col hơn bà 4 tuổi, đảm nhận vai trò đầu tàu trong gia đình. Trong số 13 đứa con của ông bà có 3 người theo nghề làm cá khô của cha mẹ. Các thành viên trong gia đình mỗi người đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Ông Danh Col lo công việc tìm mối lái tiêu thụ sản phẩm, mấy người con trai lo chăm sóc 5 ao cá sau nhà và đi cân cá bổi tươi ở các nơi khác về làm khô, bà Ba Cum lo quản lý tiền bạc, con dâu thì quản lý công nhân làm việc… Cứ như thế, 4 năm qua, cơ sở sản xuất cá khô bổi của bà Ba Cum ăn nên làm ra, ngày càng mở rộng quy mô.

Cảnh làm cá ở cơ sở sản xuất khô bổi của gia đình bà Ba Cum, ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây.

“Cả cuộc đời vất vả, đến tuổi này, tôi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Các con được học hành đàng hoàng, hiếu thảo, anh em hoà thuận, đứa nào cũng có công việc ổn định. Dù vậy, chúng tôi vẫn khuyến khích các con cố gắng làm, một phần vì kinh tế, một phần vì cái nghề này đã gắn bó với gia đình từ lâu nay. Chúng tôi cũng vận động hàng xóm làm theo”, bà Ba Cum tâm sự.

Mỗi ngày, có khoảng 20 nhân công là người dân tộc Khmer trong xóm và các xóm lân cận làm việc ở cơ sở sản xuất cá khô bổi của ông bà Ba Cum. Công làm cá 1.000 đồng/kg; phơi cá 500 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, 1 người làm ít nhất 100 kg cá bổi tươi. Nếu như trước đây, những hộ dân tộc Khmer không có vốn sản xuất, thường chọn cách rời quê lên tận TP Hồ Chí Minh hay Bình Dương làm công nhân trong các xí nghiệp. Còn hiện nay, họ chọn công việc làm thuê cho những cơ sở sản xuất cá khô bổi trong xóm. Công việc vừa cho thu nhập ổn định quanh năm, vừa được gần gũi chăm sóc con cái, ông bà, cha mẹ.

“Mỗi ngày tôi làm khoảng 100 kg cá, cũng nhờ nghề này cuộc sống hiện tại đỡ vất vả hơn trước. Trước đây tôi định chờ 2 con lớn chút nữa gởi cho ông bà ngoại, 2 vợ chồng đi Bình Dương làm công nhân vì chỉ làm ruộng thôi thì thu nhập bấp bênh quá. Giờ có nghề này, tôi quyết định không đi nữa”, chị Danh Thị Tuyết, nhà ở ấp Cơi 4, xã Khánh Bình Tây, vui mừng chia sẻ.

Cách nhà ông bà Ba Cum khoảng 50 m là nhà anh Hồ Văn Lál. Hiện tại, gia đình anh Lál có trên 10 ao nuôi cá bổi, vào mùa làm khô (gần Tết Nguyên đán) vợ chồng anh Lál phải đi cân thêm cá ở những nơi khác mới có đủ nguồn nguyên liệu làm khô bán. Mỗi tháng, trung bình gia đình anh Lál thu mua trên 10 tấn cá bổi tươi, những tháng Tết tăng lên gấp đôi, gấp ba.

“Bà con Khmer ở kinh Tám Khệnh này chịu khó làm ăn lắm. Người này thấy người kia làm là phấn đấu làm theo. Cơ sở cá khô của mình cũng giúp được một phần cho bà con hàng xóm có công việc làm quanh năm, khỏi phải đi làm ở thành phố xa xôi”, anh Lál bày tỏ.

Là nông dân cố cựu ở vùng đất Khánh Bình Tây này, cả đời gắn bó với cây lúa, con cá nên cái nghề làm khô không xa lạ với ông bà Ba Cum hay anh Hồ Văn Lál cũng như những người dân Khmer ở kinh Tám Khệnh. “Ðể cạnh tranh với những cơ sở sản xuất cá khô bổi nơi khác thì mình phải bảo đảm chất lượng cá khô đúng theo yêu cầu của khách hàng. Làm ăn có uy tín, được người ta tin tưởng thì đầu ra ổn định mà giá cả cũng được các vựa đầu mối ưu tiên cho mình hơn”, anh Lál bộc bạch. Những hộ sản xuất cá khô bổi nơi đây đều trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ sản xuất như: xe vận chuyển hàng hoá ra Cà Mau, dưới sông thì xuồng máy đi cân cá, rồi cơ sở nào cũng có máy sấy cá để sử dụng vào những tháng mưa, không phơi được nắng.

Ông Nguyễn Cảnh Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây, nhìn nhận: “Lúc đầu chỉ có vài hộ làm, sau đó thấy có hiệu quả nên họ mở rộng quy mô sản xuất, rồi các hộ khác thấy vậy làm theo. Ðến nay, có trên 20 hộ người dân tộc Khmer ở kinh Tám Khệnh làm nghề sản xuất cá khô bổi. Ðời sống kinh tế của những hộ dân Khmer nơi đây phát triển rất nhiều so với trước”.

Trong sự “thay da đổi thịt” của kinh Tám Khệnh ngày hôm nay không chỉ có những con người dám nghĩ, dám làm như ông bà Ba Cum hay anh Hồ Văn Lál, mà hơn hết đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ nhau những lúc khó khăn của những con người giàu tình cảm nơi đây. Hôm nay về kinh Tám Khệnh, con đường bê-tông thẳng tắp rợp bóng cây mát rượi đường đi, trong những ngôi nhà, rộn ràng tiếng nói, tiếng cười của những nhân công đang làm cá; dưới sông thì xuồng, ghe tấp nập đang lên những giỏ cá bổi tươi sống. Không khí nhộn nhịp đó, báo hiệu cho sự ăn nên làm ra của người dân kinh Tám Khệnh và trong sự nhộn nhịp ấy tình làng nghĩa xóm vẫn đong đầy./.

Bài và ảnh: Kiều Oanh (Ðài Truyền thanh Trần Văn Thời)

标签:

责任编辑:Cúp C2