游客发表

【ra kèo bóng đá】Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào

发帖时间:2025-01-10 11:04:02

(Tiếp theo)

Thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2017,ệđặcbiệtViệtNam–ra kèo bóng đá tiến tới kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2017) và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Lào (18/7/1977 - 18/7/2017), Báo Hậu Giang trích đăng nội dung về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đến khảo sát tiến độ sửa chữa nhà tình nghĩa của bà Nguyễn Thị Màn, ở xã Tân Thành, thị xã Ngã Bảy.

Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ

Trên cơ sở “Thỏa thuận Chiến lược về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học kỹ thuật giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2011-2020” ký tại Hà Nội ngày 9 tháng 4 năm 2011, hai bên đã tiến hành rà soát bổ sung, sửa đổi các văn bản thỏa thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp và tình hình thực tế của mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước… Chính phủ Việt Nam và Lào khuyến khích các bộ, ngành, tổ chức, địa phương và các doanh nghiệp hai bên hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh; phía Việt Nam tiếp tục dành sự hỗ trợ tối đa trong khả năng của mình cho các bộ, ngành, địa phương của Lào. 

Tại cuộc hội đàm ngày 15 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thoonglun Xixulít đều bày tỏ sự hài lòng về mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và phát triển, ngày càng gắn bó và tin cậy. Hai Thủ tướng nhất trí hai bên đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, Hiệp định về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2015 đã được triển khai tốt, góp phần không ngừng củng cố và phát triển quan hệ song phương cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai Thủ tướng khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện tốt các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng cũng như hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2016-2020; tiếp tục kiện toàn Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương để cơ chế này đạt hiệu quả cao nhất.

Hợp tác về đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Lào trong giai đoạn này có bước phát triển mới theo chiều sâu, thiết thực và hiệu quả nhờ vào sự đổi mới về quy mô, quy hoạch và chất lượng của các chương trình hợp tác và dự án đầu tư.

Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến về hợp tác quy hoạch đầu tư là vào ngày 19 tháng 12 năm 2012, tại tỉnh Vĩnh Phúc (Việt Nam), Việt Nam và Lào ký Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào đến năm 2020. Tổng số dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào giai đoạn 2011-2015 là 84 dự án, trong đó năm 2015 tăng 14 dự án với số vốn 1,16 tỉ USD, trong đó có nhiều dự án lớn như: Dự án khai thác muối mỏ kali, dự án trồng cao su, mía đường và nuôi bò của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Nam Lào, dự án sân golf của Công ty Golf Long Thành, dự án liên doanh viễn thông của Tập đoàn Viettel, các ngân hàng liên doanh tại Lào. Về thủy điện, Việt Nam có 15 dự án đầu tư với tổng công suất trên 3.000 KW và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,4 tỉ USD. Về khoáng sản Việt Nam có 57 dự án đầu tư tại Lào. Về trồng cây công nghiệp Việt Nam có 18 dự án đầu tư tại Lào.

Đầu tư Việt Nam đang trở thành điểm sáng của FDI tại Lào. Nhiều dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào đã và đang phát huy hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo công ăn việc làm và làm tốt công tác an sinh xã hội tại Lào từ đó góp phần củng cố và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào không ngừng nở hoa, kết trái. Công ty Hoàng Anh Gia Lai đã đầu tư xây dựng bệnh viện, trường học, cầu đường… trị giá khoảng 40 triệu USD. Công ty Đầu tư Sài Gòn tài trợ 100 suất học bổng cho sinh viên Lào sang học tại các trường đại học ở Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giúp xây dựng một trường học tại tỉnh Hủa Phăn trị giá 1 triệu USD, công ty Golf Long Thành hỗ trợ phát triển cho các cơ quan của Lào 3,6 triệu USD,… 

Ngày 8 tháng 2 năm 2017, lần đầu tiên, Thủ tướng hai nước đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - Lào về hợp tác song phương, mở ra cơ chế hợp tác trực tiếp và có hiệu quả cao giữa hai người đứng đầu cơ quan hành pháp hai nước.

Sự quan tâm của hai phía Chính phủ và nhà đầu tư Việt Nam cũng như Lào đã đưa hợp tác đầu tư hai nước có những bước phát triển mới. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, tính đến nay Việt Nam có 408 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư 3,7 tỉ USD, trong đó đã thực hiện được 1,5 tỉ USD (thủy điện có 07 dự án, khai khoáng có 63 dự án, trồng cao su và cây công nghiệp có 18 dự án). Trong thời gian gần đây, dự án thủy điện Xê Camản 1 đã chạy thử tổ máy số 1, số 2; khách sạn Mường Thanh Viêng Chăn, Crowne Plaza Viêng Chăn hoàn thành đưa vào sử dụng; Tập đoàn Viettel đã nâng cấp mạng 4G tại Lào; hai bên đã ký Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện tại Lào và mua bán điện giữa hai nước đến năm 2030...

Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam, trợ giúp của các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực, cải thiện cơ sở vật chất, giải quyết khó khăn cho nhiều bộ, ngành, địa phương của Lào, nhất là các địa phương có truyền thống cách mạng, vùng sâu, vùng xa. Nhiều công trình, dự án đã tạo được dấu ấn và được phía Lào đánh giá cao. Viện trợ của Việt Nam giúp Lào đã góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Hợp tác về thương mại Việt Nam - Lào được đẩy mạnh theo chiều rộng và chiều sâu, hai bên thống nhất tiếp tục triển khai những nội dung chính như: Đề án phát triển thương mại giữa hai nước giai đoạn 2008-2015; hai bên tạo thuận lợi cho việc tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào năm 2011 tại Lào và sẽ tiếp tục nghiên cứu tổ chức thêm các Hội chợ thương mại Việt - Lào tại một số địa phương khác của Lào trong những năm tiếp theo...

Hai bên tiếp tục dành ưu đãi thuế quan cho doanh nghiệp hai nước; nghiên cứu, báo cáo Chính phủ hai nước cho phép mở rộng Danh mục hàng hoá được hưởng ưu đãi thuế quan giảm thuế 50% và 0% cho các năm tiếp theo; tiếp tục triển khai các thỏa thuận về hợp tác phát triển thương mại biên giới giữa hai nước; nghiên cứu lập “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020”; nghiên cứu lập “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Lào giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Kim ngạch hai chiều năm 2011 đạt 734 triệu USD, tăng 49,8%; năm 2012 đạt 866 triệu USD, tăng 17,1%; năm 2013 đạt 1.125 triệu USD, tăng 29%; năm 2014 đạt 1.290 triệu USD, tăng 14,2%; năm 2015 đạt 890 triệu USD; năm 2016 đạt 823,4 triệu USD (Việt Nam nhập khẩu từ Lào 345,4 triệu USD, Xuất khẩu sang Lào 478 triệu USD).

(Còn tiếp)

(Nguồn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930-2017, Tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn).

    热门排行

    友情链接