Thời gian gần đây,ănchặntnhtrạngphạmtộitrongthanhthiếgiải vđqg chile nhiều đối tượng phạm tội nằm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên đang có xu hướng gia tăng về số lượng và cấp độ nguy hiểm. Để kéo giảm và ngăn chặn tình trạng trẻ hóa phạm tội này, cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt từ các cơ quan chức năng.
Tòa án xét xử vụ án Nguyễn Thái Đăng cùng các đồng phạm.
Giữa tháng 5-2022, sau hơn 2 ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt vụ án giết người đối với các bị cáo Nguyễn Thái Đăng (sinh năm 2004), Huỳnh Thanh Toàn (sinh năm 1999), Huỳnh Thanh Hiểu (sinh năm 2003) cùng với 4 đối tượng khác bị truy tố về tội gây rối trật tự công cộng. Trong đó, Đăng phải nhận mức án 15 năm tù, các bị cáo còn lại lãnh án từ 9 tháng đến 12 năm tù.
Đây là vụ án giết người, gây rối trật tự công cộng từng xôn xao dư luận trên địa bàn thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A xảy ra vào tháng 6-2021. Nguyên nhân vụ án rất đơn giản, xuất phát từ một cái nhìn được xem là “nhìn đểu” trong quán cà phê dẫn đến 2 nhóm thanh niên tham gia ẩu đả, rồi xảy ra án mạng. Tất cả các đối tượng tham gia vụ việc đều còn rất trẻ, chỉ từ 16-20 nhưng lại thể hiện hành vi tội phạm hết sức côn đồ, manh động.
Tương tự, vào ngày 24-5 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh cũng đưa ra xét xử vụ án Nguyễn Bảo Phương (sinh năm 2005) cùng 12 đồng phạm về tội giết người. Đáng nói là tất cả 13 bị cáo tại tòa đều là người chưa thành niên.
Theo nội dung vụ án, vào ngày 10-4-2021, khi nhóm của Nguyễn Bảo Phương ngồi chơi tại bờ kè thuộc phường IV, thành phố Vị Thành nhìn thấy nhóm của bị hại Nguyễn Hoàng Nam đậu xe tập trung bên kia bờ trên đường Trần Hưng Đạo, phường V. Do có mâu thuẫn từ trước nên cả nhóm của Phương sau đó dùng cây tràm bẻ thành nhiều khúc kéo nhau qua đánh nhóm của Nam. Hậu quả Nam và một người khác bị thương được đưa đi cấp cứu nhưng Nam tử vong.
Các cơ quan chức năng đánh giá, những năm qua, số vụ phạm pháp hình sự do các đối tượng trong độ tuổi thanh, thiếu niên gây ra trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 143 vụ tội phạm về trật tự xã hội, trong đó có 27 trường hợp là người trong độ tuổi thanh, thiếu niên gây ra. Nhiều nhất là tội trộm cắp tài sản, tội gây rối trật tự công cộng, tội cố ý gây thương tích…
Trung tá Lê Quốc Hội, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, cho rằng, hiện nay, tình hình tội phạm trong nhóm đối tượng ở độ tuổi thanh, thiếu niên ngày càng diễn biến phức tạp. Điều đáng lo ngại là chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ, xích mích không đáng có nhưng không ít thanh, thiếu niên sẵn sàng lao vào ẩu đả, gây thương tích cho người khác và phải vướng vào vòng lao lý.
Về nguyên nhân tội phạm, được đánh giá một phần xuất phát từ việc nhiều đối tượng thanh, thiếu niên không được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, thiếu sự quan tâm đúng mức từ cha mẹ. Thông thường, nhiều bậc cha mẹ vì lo làm ăn kinh tế mà thiếu quan tâm đến con cái, dẫn đến con trẻ hình thành nhân cách sai lệch và bị lôi kéo vào con đường phạm pháp. Bên cạnh đó, nhà trường còn quá chú trọng đến truyền đạt kiến thức mà hạn chế trong việc giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên.
“Bên cạnh các đối tượng do lối sống buông thả, lười lao động, thích đua đòi dẫn đến phạm pháp thì vẫn có một số trường hợp các em phạm pháp do đang trong độ tuổi phát triển về tâm sinh lý, chưa đủ nhận thức về hành vi sai trái của bản thân nhưng không được người lớn định hướng, giáo dục đúng cách. Từ đó, dẫn đến thực hiện các hành vi sai lệch về đạo đức và vi phạm pháp luật”, trung tá Hội phân tích.
Còn theo ông Trần Quang Khải, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thời gian qua, sự tác động từ mặt trái của mạng xã hội, phim ảnh bạo lực và tệ nạn ma túy, cờ bạc, lối sống thực dụng, hưởng thụ đã ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ và hành động của một bộ phận thanh, thiếu niên. Do đó, các bậc cha mẹ phải quản lý việc con theo dõi các trang mạng xã hội, ngăn ngừa những thông tin xấu, độc ảnh hưởng đến con và nhất là định hướng để con tìm kiếm những thông tin bổ ích, tích cực trên mạng xã hội.
Cũng theo ông Khải, giải pháp quan trọng nhất trong ngăn ngừa tội phạm trẻ hóa chính là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc quản lý con em mình. Các bậc làm cha mẹ phải giúp con hiểu biết hành vi hợp pháp và phạm pháp để con tự nhận thức được việc nên làm và không nên làm. Ngoài ra, nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong học đường; phối hợp chặt chẽ hơn với gia đình để cùng quản lý thanh, thiếu niên phát triển toàn diện.
Bài, ảnh: Đ.BẢO