【nhân đinh bong đa hôm nay】Giữ đất, giữ rừng
Với các giải pháp từ công trình cho đến phi công trình đã triển khai trong suốt thời gian qua, hành trình giữ đất, giữ rừng trước tác động của biến đổi khí hậu bước đầu mang lại hiệu quả khả quan. Dù vậy, với nguồn lực hiện tại, hành trình này vẫn rất dài.
Bảo vệ đê biển Tây, phòng chống và hạn chế sạt lở là nhiệm vụ được Cà Mau ưu tiên hàng đầu trong nhiều năm qua. Theo đó, trong suốt hơn 13 năm qua, nhiều nguồn lực đã được huy động để triển khai các công trình, dự án phòng, chống sạt lở, nhất là các công trình kè khẩn cấp bảo vệ đê biển, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân ven biển.
Dự án kè cứng hoá mái đê biển Tây, đoạn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ.
Kể từ năm 2010, tình trạng sạt lở khu vực biển Tây bắt đầu nóng dần lên và từ đó nhiều giải pháp bảo vệ đê, khôi phục rừng phòng hộ ven biển cũng đã được tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt. Trong suốt hành trình khoảng 13 năm qua, hàng loạt các giải pháp kè đã được tỉnh triển khai thực hiện, từ kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá cho đến kè ngầm tạo bãi, kè áp bờ..., với tổng kinh phí hơn 1.700 tỷ đồng. Qua đó, đã xử lý và khắc phục sạt lở hiệu quả ở những vị trí xung yếu nhất.
Trong các giải pháp đã triển khai thì phương án xây dựng kè chống sạt lở bằng cọc bê tông ly tâm kết hợp đá hộc đã mang lại hiệu và được các chuyên gia đánh giá cao. Theo ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều, những khu vực đã triển khai xây dựng kè cọc ly tâm trước đây (năm 2010) không chỉ đã khắc phục sạt lở mà còn tạo được bãi phía trong, đai rừng phòng hộ đang dần tái sinh rất tốt. Giải pháp công trình này được tỉnh và các ngành chuyên môn đánh giá mang lại hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh.
Dự án kè cọc ly tâm tạo bãi khu vực Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh được xây dựng hoàn thành sẽ góp phấn đáng kể hạn chế sạt lở khu vực này.
Tuy nhiên, với tác động ngày một nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, trong khi nguồn lực của tỉnh có hạn nên các giải pháp công trình dù được đánh giá là hiệu quả nhưng chỉ triển khai mang tính chắp vá và chạy theo sau thiên tai. Bởi hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn khoảng 35 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm và hơn 65 km sạt lở nguy hiểm. Theo đó, những khu vực đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm, hằng năm biển lấn vào rừng phòng hộ từ 40-50 m, thậm chí những khu vực cửa biển con số này lên đến 80 m. Riêng những khu vực sạt lở nguy hiểm thì bình quân mỗi năm đai rừng phòng hộ mất khoảng 40 m.
Ðặc biệt, tại nhiều đoạn trên tuyến đê biển Tây, đai rừng phòng hộ không còn, sạt lở đã đến chân đê, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Ông Ðông cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, dù bão hình thành ở rất xa nhưng hoàn lưu đã gây ra sạt lở nhiều điểm trên tuyến đê biển. Hiện tỉnh đang triển khai 3 công trình cứng hoá mái đê khẩn cấp tại các điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến đê biển Tây. Các đơn vị thi công nỗ lực và áp dụng nhiều giải pháp khắc phục khó khăn do điều kiện thời tiết để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các công trình khẩn cấp này vào sử dụng nhằm bảo vệ ổn định đê biển, cũng như bảo vệ sản xuất của người dân.
Theo đó, giải pháp công trình đang được triển khai là dùng những rọ được đan bằng lưới kẽm chất đá bên trong và được xếp chồng lên nhau tạo thành bức tường ngăn chặn và giảm sóng. 3 công trình này có đoạn đã đạt tiến độ hơn 80%, còn lại bình quân hơn 50%. Anh Hồng Thanh Ðảo, công nhân Công ty TNHH Phạm Trang, đơn vị đang thi công đoạn Sào Lưới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: "Thời tiết diễn biến bất thường, có khi đang nắng như đổ lửa thì trời lại mưa. Anh em tranh thủ tối đa thời gian thi công, làm không nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tinh thần của công ty là đẩy nhanh tiến độ hết mức có thể, quyết tâm hoàn thành trước thời gian đề ra".
Công nhân tham gia thi công các công trình cứng hoá mái đê biển Tây, đoạn xã Khánh Bình Tây, làm không nghỉ cả thứ Bảy và Chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ công trình.
Chỉ tính riêng tuyến đê biển Tây dài khoảng 108 km, sau hơn 13 năm phấn đấu huy động từ nhiều nguồn lực, đến nay đã xây dựng được khoảng 54 km kè ly tâm tạo bãi, tức vẫn còn khoảng 54 km đang cần tiếp tục đầu tư. Với giá trị xây dựng khoảng 25 tỷ đồng/km thì kinh phí cần để thực hiện mục tiêu này cũng đã lên trên 1.350 tỷ đồng.
Không chỉ đầu tư xây dựng kè, những khu vực đã hình thành bãi như đoạn từ Hương Mai - Tiểu Dừa (xã Khánh Tiến, huyện U Minh), ngành nông nghiệp cũng đã tiến hành kê liếp để đảm bảo đủ cao trình trồng lại rừng phòng hộ. Từ năm 2021, ngành nông nghiệp đã tiến hành trồng lại rừng khu vực ven biển Tây với chiều dài hơn 9 km.
Ðoạn Hương Mai - Tiểu Dừa khi được xây dựng kè cọc ly tâm đã tạo được bãi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai việc trồng lại rừng phòng hộ ven biển.
Những năm gần đây, tình trạng nước biển dâng cao bất thường diễn ra thường xuyên hơn. Có thời điểm triều cường đạt đỉnh hơn 2,2 m, kết hợp với sóng đã khiến nhiều khu vực trên đê biển Tây bị tràn, gây thiệt hại cho người dân. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, nước biển dâng với tần suất ngày một thường xuyên và cao hơn, không còn theo quy luật như trước, do đó phải tiếp tục nâng cao đỉnh kè.
Qua kết quả khảo sát mới nhất, hiện toàn tỉnh có hơn 100 km đang trong tình trạng sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm. Ðể triển khai các giải pháp khắc phục và hạn chế sạt lở, giữ đất, giữ rừng tại những khu vực này, tỉnh cần ít nhất 3.900 tỷ đồng. Con số này vượt ngoài khả năng ngân sách đối với một tỉnh đang phát triển như Cà Mau, rất cần sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương./.
Nguyễn Phú - Chí Diện
-
Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng SaChủ tịch Quốc hội: Quan tâm chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luậtCán bộ tận tâm, người dân hưởng lợiDo Ventures: Việt Nam dẫn đầu danh sách điểm đến của nhà đầu tư công nghệ khu vực ASEANThời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dàiĐan Mạch tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng đến năm 2025Làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong bảo vệ Hiến phápĐổi mới hoạt động hè tình nguyệnĐiều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịtMở hầm Hải Vân hỗ trợ người dân từ vùng dịch phía Nam về quê bằng xe máy
下一篇:Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·Masan Group: Từ doanh nghiệp sản xuất gia vị đến tập đoàn nghìn tỷ
- ·Hành khách đến Thừa Thiên Huế đường hàng không phải đáp ứng điều kiện nào?
- ·Đà Nẵng lập tổ y tế, mở hầm Hải Vân giúp người dân về quê an toàn
- ·Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- ·Hải Phòng có 5 năm thực hiện cơ chế đặc thù
- ·76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước
- ·10 năm tới, đất dành cho khu công nghiệp tăng 120.000 ha
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- ·Thuduc House bị phạt và truy thu gần 400 tỷ đồng
- ·Có những khó khăn không đến từ Covid
- ·‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn mở cửa hàng miễn thuế dưới phố đầu tiên tại Hà Nội
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Sacombank: Lợi nhuận trước thuế đạt 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức năm 2023
- ·Các hãng bay đồng loạt công bố tái khai thác nhiều đường bay nội địa
- ·Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Dĩ An: Phát huy vai trò, chăm lo, hỗ trợ nữ công nhân
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Đổi mới hoạt động hè tình nguyện
- ·Từ sự kiện Facebook phải bán Instagram, nhìn lại thương vụ Standard Oil và cuộc chia tách thế kỷ
- ·Đã tôn vinh sao lại bắt viết báo cáo thành tích?
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Thương vụ sáp nhập SPAC của Grab báo trước sự bùng nổ công nghệ mới của châu Á
- ·Tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề lớn nhất
- ·Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh: Hơn 50 thí sinh tham gia Hội thi Bí thư chi bộ giỏi
- ·Apple Watch đời mới sẽ có mặt tròn?
- ·APEC hướng tới phục hồi bền vững và bao trùm hậu đại dịch
- ·Từ ngày 11/2/2017 bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại
- ·Nâng cấp hạ tầng kết nối đô thị
- ·Masan Group: Từ doanh nghiệp sản xuất gia vị đến tập đoàn nghìn tỷ
- ·TP.HCM lên phương án chống dịch mới và phục hồi kinh tế
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Khai mạc hè, ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện
- ·Ngành chuyển phát nhanh hưởng lợi nhờ Covid
- ·Thường trực HĐND tỉnh: Giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·An Giang cho mở lại 81 tuyến vận tải hành khách đến 8 tỉnh, thành phố