Miệt mài sáng tạo Chúng tôi đến nhà riêng của hai tác giả có sản phẩm đạt giải nhì (không có giải nhất) - Nguyễn Thị Thanh Trà và Nguyễn Văn Đủ,ấtngờvềkhảnăngsángtạotừmộthộkeo bong da c2 Giảng viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường đại học Nghệ thuật Huế khi kết quả của Hội thi TKSPQT, HLN Huế 2013 vừa công bố. Thật bất ngờ khi hai tác giả của sản phẩm đèn giấy tranh dân gian làng Sình lại là đôi vợ chồng và họ còn khá trẻ. Tốt nghiệp Trường đại học Nghệ thuật Huế, cả hai cùng sang Thái Lan tiếp tục khóa đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành thiết kế và trở về Huế tham gia giảng dạy 2 chuyên ngành là thiết kế đồ họa và thiết kế mỹ thuật đa phương tiện. Với niềm đam mê sáng tạo, hai vợ chồng đầu tư studio thực hành các mẫu do mình thiết kế và tạo ra những sản phẩm tinh xảo phục vụ thị trường.
Không đơn giản khi một sản phẩm có thể nói là khá “đời thường” như chiếc đèn giấy để bàn được thiết kế dựa trên những giá trị nghệ thuật của tranh dân gian làng Sình lại vượt qua 254 sản phẩm của các nghệ nhân, giảng viên và thợ thủ công Huế để đạt giải cao nhất. Đó là cả một chặng đường dài sáng tạo của đôi vợ chồng trẻ này. Chị Nguyễn Thị Thanh Trà cho biết: “Đạt giải cao tại một hội thi lớn là niềm động viên, khích lệ rất lớn để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật. Để tạo ra sản phẩm hoàn hảo này, cả hai mất cả tháng trời thử nghiệm, nghiên cứu và chế tác ra nhiều mẫu mã khác nhau để rồi lựa chọn ra mẫu đèn thích hợp, tham gia hội thi. Chúng tôi rất vui khi thiết kế của mình được lựa chọn và đánh giá cao, đồng thời khách hàng rất ưa chuộng. Hiện, chúng tôi đã thiết kế trên 500 chiếc đèn phục vụ thị trường và thời gian tới, sẽ đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất với số lượng lớn phục vụ người dân và khách du lịch”. Trong ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân diều Huế Nguyễn Văn Hoàng những ngày này tràn ngập tiếng cười khi hàng chục giảng viên và sinh viên Trường đại học Nghệ thuật Huế đến chia vui. Sau hàng tháng trời miệt mài sáng tạo, bộ sản phẩm các loại diều Huế đã đạt giải ba”. Từ giải thưởng này, chúng tôi sẽ nỗ lực hơn để thiết kế hàng trăm cánh diều phục vụ khách du lịch và nhu cầu chơi diều của người dân Huế, đưa diều Huế trở thành một trong những ngành nghề truyền thống phát triển mạnh trên đất Cố đô”, nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng cho biết. Sức lan tỏa mạnh Sau hơn 10 tháng phát động và triển khai, Hội thi TKSPQT, HLN Huế 2013 thu hút 254 thiết kế/sản phẩm của 96 cá nhân/đơn vị tham gia, trong đó có 8 nghệ nhân, 24 giảng viên, 34 sinh viên, 10 thí sinh tự do và 20 cơ sở thủ công mỹ nghệ. Bảy sản phẩm đạt các giải thưởng cao, trong đó có 1 giải nhì, 2 giải ba và 4 giải khuyến khích. Được biết, giải thưởng năm nay có giá trị tương đối lớn, trong đó giải nhất trị giá 30 triệu đồng (không có sản phẩm nào đạt); giải nhì 20 triệu đồng; giải ba 10 triệu đồng và giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng. Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Hội thi mặc dù đã trải qua năm thứ 5, song nó vẫn có sức lan tỏa mạnh và thành công tốt đẹp với sự tham gia khá tích cực của đông đảo nghệ nhân, giảng viên và đội ngũ những người thợ giỏi trên địa bàn. Sau hội thi, bên cạnh sự năng động, chủ động của các cơ sở, cá nhân, tổ chức và sự hỗ trợ của các ngành, các cấp một số sản phẩm của địa phương sẽ có sự phát triển mạnh, làm hạt nhân, mô hình điểm trong việc khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống của địa phương phục vụ du lịch”. Theo đánh giá của ban giám khảo, so với những hội thi hàng TCMN trước đây, sản phẩm tham gia hội thi lần này đã có nhiều tiến bộ về sản phẩm, nhiều ý tưởng mới của các giảng viên và sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại, một số cơ sở đã kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ - thiết bị hiện đại vào sản xuất hàng TCMN; khai thác nguyên liệu mới sẵn có tại địa phương; bao bì nhãn mác được chú trọng, một số đã thể hiện được bản sắc văn hóa địa phương; đa số đã bám sát chủ đề. Hội thi là điểm nhấn quan trọng góp phần tạo động lực trong việc bảo tồn và phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống. Hy vọng, sau hội thi, các tác giả đạt giải tiếp tục đầu tư công sức, nghiên cứu sáng tạo để thiết kế ra nhiều mẫu mã mới, đẹp mắt và có giá thành hợp lý để phục vụ thị trường nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm hàng lưu niệm và quà tặng cho Huế. |