Ông trùm trong ngành sản xuất ô tô - Henry Ford cũng đã từng đi lên từ thất bại Henry Ford đứng trước bước ngoặt quyết định trong cuộc đời vào năm 1908. Thời đó,àihọctừcáctỉphúTỉphúthếgiớilàmgìsauthấtbạbao cao su doku nười ta từng gọi ông là “ Henry Khùng” khi lần đầu tiên thấy ông tự mày mò chế tạo một chiếc ô tô. Tiếp đó, cuộc thử nghiệm động cơ thất bại thảm hại trước mắt các nhà đầu tư giống như một phép thử với lòng tin của Ford: Tiếp tục kinh doanh hay từ bỏ? Ông chậm rãi bước lên phía trước và thông báo rằng mình sẽ chế tạo ra một chiếc ô tô thay thế. Sáu tháng sau, dòng xe hơi Model T ra đời. Kể từ đó, hãng Ford đã bán ra hơn 15 triệu chiếc xe dòng này trong suốt 20 năm tiếp theo và giấc mơ ngày nào của Henry Ford đã thành hiện thực. Mỗi doanh nhân đều sẽ phải trải qua thời khắc quyết định trong cuộc đời xem liệu họ sẽ hết mình vì những ý tưởng lớn hay sẽ bỏ cuộc vì thất bại. Đa số các tỉ phú đều gặp phải những sai lầm thậm chí lặp đi lặp lại chúng vô số lần trước khi họ thành công. Vậy những tỉ phú nổi tiếng thế giới làm gì để đương đầu với thất bại. Khép những cánh cửa khác lại - Tập trung cho điều quan trọng nhất Khi còn trẻ ,chúng ta thường cố gắng nắm giữ càng nhiều cơ hội càng tốt. Nhưng một doanh nhân có tầm nhìn lớn sẽ biết khép những cánh cửa khác lại và toàn tâm toàn ý tập trung cho sự lựa chọn của mình, như vậy họ mới có thể thành công. Phil Knight- nhà đồng sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn sản xuất thiết bị thể thao nổi tiếng Nike vẫn tiếp tục làm kế toán trong nhiều năm sau khi thành lập Nike. Chỉ đến khi ông từ bỏ ý định làm kế toán để chuyên tâm vào việc điều hành công ty thì Nike mới tạo nên những bước phát triển vượt bậc. Bài học từ các tỉ phú nổi tiếng thế giới như Phil Knight đề cao giá trị của sự lựa chọnBài học từ các tỉ phú chưa bao giờ là thừa: Đừng lơ là mục tiêu chínhĐi lên từ những ý tưởng nhỏ là điều tuyệt vời nhưng đừng quá tập trung vào những điều nhỏ nhặt mà lơ là hướng đi chính. Những số liệu từ một nghiên cứu tại Canifornia cho thấy những công ty chỉ tập trung chuyên sâu vào một số lĩnh vực nhất định kiếm được lợi nhận gấp 2 lần rưỡi, thậm chí tăng trưởng gấp 4 lần so với các công ty đa ngành khác. Hãy làm một phép so sánh giữa Apple và Sony. Khi Steve Jobs quay trở lại Apple năm 1997, ông đã đặt ra một câu hỏi cho các nhà quản lý, “ 10 thứ tiếp theo chúng ta nên tạo ra là gì?” Sau nhiều lần họp bàn, cuối cùng họ đã đưa ra một bản danh sách. Jobs loại bỏ 7 thứ trong số chúng và chỉ giữ lại 3. Trái ngược với Apple, Sony có quá nhiều nhãn hiệu và nhiều sản phẩm khác nhau. Đam mê khám phá tìm hiểu những điều mới lạ là một điểm mạnh nhưng chính nó cũng có thể khiến chúng ta đi chệch hướng. Vậy nên, hãy tập trung vào giá trị côt lõi. Steve Jobs luôn dồn tâm huyết vào lĩnh vực ông đam mê Chia nhỏ công việc để giải quyết Thêm một bài học từ các tỉ phú: " Không có chuyện gì là quá khó nếu bạn biết chia nhỏ chúng ra"Chúng ta thường nghĩ rằng kinh doanh là một công việc mạo hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Nhưng thực chất, cơ hội ôm lấy rủi ro hay giảm thiểu rủi ro của mỗi người là như nhau. Có một câu nói nổi tiếng của Henry Ford “ Không việc gì là quá khó nếu bạn biết chia nhỏ chúng ra.” Vì vậy, thay vì ôm lấy một công việc to lớn hãy chia nhỏ nó ra và giải quyết từng chút một. Lần tới nếu những mảnh ghép trong ước mơ của bạn có chẳng may rơi vỡ xuống sàn, hãy nhặt chúng lên và tiếp tục phấn đấu, bạn sẽ vẽ lên thành công như Henry Ford đã từng làm. Phương Trâm Từ cậu bé đánh giày thành tỉ phú ở châu Phi |