【lịch thi đấu mu vs liverpool】Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến sức khỏe làn da ?
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:58:31 评论数:
Tác hại của thuốc lá với sức khỏe là điều đã rõ. Tuy nhiên,ốclảnhhưởngnghimtrọngthếnođếnsứckhỏlịch thi đấu mu vs liverpool bạn cũng có thể trông già trước tuổi, da xấu, tóc mỏng… do tác hại của thuốc lá. Vậy hút thuốc lá ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe làn da?
Ảnh minh họa.
Làn da đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ cho cơ thể chống lại các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, còn có tác dụng giúp điều hòa thân nhiệt, xúc giác cho cơ thể. Hơn nữa, làn da còn góp phần biểu hiện tình trạng lão hóa của cơ thể. Một người nhìn có trẻ trung, khỏe mạnh hay không đều biểu hiện thông qua làn da. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng rất nhiều tới làn da do những hóa chất độc hại có trong thuốc lá. Cụ thể:
1. Làm tăng sự lão hóa da
Trong khói thuốc lá có đến hàng ngàn chất có thể gây hại cho làn da trong đó Nicotine là chất có hại nhất. Tác hại thuốc lá đến làn da, rõ nét nhất là da ở vùng mặt bởi da mặt là bộ phận nhạy cảm nhất. Làn da mặt không những phải chịu tác động từ rất nhiều chất độc của khói thuốc lá mà còn chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Vì thế, da mặt thường biểu hiện nhiều nếp nhăn lớn, nhỏ, da teo lại, nhợt nhạt, màu vàng, sạm đen, chảy xệ, giảm độ ẩm của da và sắc tố da không đồng đều.
Khi da tiếp xúc với khói thuốc lá nó tạo ra phản ứng ô xy hóa rồi tạo ra những gốc tự do làm cho các vùng da chúng ta giảm nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng tới vùng da mặt giảm do tác dụng làm co mạch của khói thuốc. Bản thân các phản ứng, độc tố này được tạo ra một số chất mà nó gây phá hủy các sợi collagen, sợi chun mà 2 loại sợi này có vai trò quan trọng hình thành độ săn chắc của làn da, khi 2 loại sợi này bị tác động khói thuốc lá phá hủy làm mất săn chắc của da và bị lão hóa. Phần lớn người hút thuốc lá không quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ làn da, chính sự chủ quan này nguy cơ dẫn đến những bệnh lý về da.
2. Làm vàng răng, rụng răng và vàng ngón, móng tay
Chắc hẳn ai cũng muốn có hàm răng trắng bóng, nhưng chất Nicotin trong mỗi điếu thuốc là kẻ thù của răng, âm thầm gây ra vết ố, vàng trên răng, sâu rụng răng, các bệnh về lợi và cả ung thư miệng. Thêm nữa, thuốc lá còn gây ra da đầu ngón tay, móng bị vàng ố và đốm nâu.
3. Làm chậm lành vết thương
Các vết thương ở da hoặc các vết thương do phẫu thuật. Thuốc lá làm gia tăng sự nhiễm trùng vết thương, thất bại cho việc cấy mảnh ghép, những vết thương của bạn mất nhiều thời gian hơn để lành lại và bạn sẽ có những vết sẹo to hơn, đậm màu hơn. Nguyên nhân, Nicotin gây ra sự co mạch và thiếu oxy đến các tế bào da; giảm tổng hợp collagen; làm trì trệ sự phát triển các mạch máu mới trong vết thương.
4. Bệnh Lupus ban đỏ
Qua các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ của bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa ở người hút thuốc tăng gấp mười lần. Điều trị lupus ban đỏ da bằng Hydroxychloroquine và các thuốc khác ít hiệu quả trong việc hút thuốc.
5. Bệnh vẩy nến
Các nghiên cứu cho thấy, bệnh vẩy nến có xu hướng lan rộng hơn và nghiêm trọng ở người hút thuốc lá, đặc biệt nếu họ cũng có hội chứng chuyển hóa. Bệnh vẩy nến mủ ở lòng bàn tay/bàn chân phổ biến hơn nhiều ở người hút thuốc. Đây là một bệnh miễn dịch qua trung gian tế bào. Hút thuốc lá được cho là làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến bằng cách ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
6. Tăng nguy cơ ung thư da
So sánh giữa người hút thuốc lá và không hút thuốc lá, người ta nhận thấy nguy cơ tăng gấp 2 lần ung thư da dạng biểu mô tế bào vảy đối với người hút thuốc lá.
Hậu quả của việc hút thuốc lá rõ ràng đã được hiểu rõ. Những nguy cơ của việc hút thuốc lá không chỉ dừng lại ở nếp nhăn, mà còn ung thư da, nhiễm trùng vết thương và bệnh lý về nướu. Chọn cách ngưng hút thuốc lá không chỉ làm giảm những nguy cơ này mà còn giúp chúng ta có được một làn da sáng và khỏe mạnh. Ngưng hút thuốc dường như là một thách thức rất lớn, nhưng chúng ta có thể thực hiện được nếu được hỗ trợ đúng cách. Hãy nhắc người hút thuốc không hút thuốc gần mình và những người xung quanh. Mọi người đều có quyền được sống, làm việc trong môi trường không khói thuốc lá.
BSCK1. Quách Thị Bảy (Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh)